Viết đoạn văn nghị luận xã hội về một hiện tượng xã hội

Vấn đề bạo lực học đường sẽ có trong đề thi vào 10

Viết đoạn văn nghị luận xã hội 15 câu hoặc đoạn văn chỉ giới hạn độ dài trong 2/3 trang giấy thi là một yêu cầu bắt buộc trong kì thi 9 lên 10 của thành phố Hà Nội. Qua phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội về một hiện tượng xã hội được trình bày dưới đây, sẽ giúp bạn tự tin hơn khi làm những dạng bài này.

Đoạn văn nghị luận về một hiện tượng xã hội

a, Mở đoạn: Nêu  hiện tượng trong đề bài:

 

  • Giới thiệu thẳng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu (1 câu)

 

VD: Bạo lự học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học.

b, Thân đoạn:

 

Giải thích vấn đề: Giải thích ngắn gọn nội hện tượng xã hội được đưa ra trong đề bài. (1 đến 2 câu)

 

VD: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn hạc sinh , xâm phạm đến than thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn.

 

Bàn luận về vấn đề: (5 – 7 câu)

 

+ Nêu thực trạng cụ thể của hiện tượng (Để làm gì? Vì sao?)

VD: Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng , thậm chí dẫn đến chết người.

        + Nêu nguyên nhân đẫn đến hiện tượng

Bạo lực học đường đang là vấn đề nóng của xã hội
Bạo lực học đường đang là vấn đề nóng của xã hội

VD: Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lựu học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỉ luật chưa đủ sức răn đe.

        + Trình bày hậu quả (đối với các hiện tượng tiêu cực)/ kết quả (đối với các hiện tượng tích cực)

VD: Gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Cần chấm dứt sớm tình trạng bạo lực học đường ở học sinh hiện nay.

+ Đưa ra giải pháp (đối với các hiện tượng tiêu cực đưa ra giả pháp chấm dứt hiện tượng đối với các hiện tượng tích cực đưa ra giải pháp nhân rộng hiện tượng)

VD: Gia đình, nhà trường, xẫ hội lên án mạnh mẽ các hành vi nói trên. Giáo dục kĩ năng sống, nâng cao hiểu biết và ý thức cho các em; có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tạo các sân chơi lành mạnh, kéo các em tránh xa các trò chơi bạo lực.

c, Kết đoạn: Bài nhận thức và hành động. (1 đến 2 câu)

– Nhận thức đúng đắn về vấn đề vừa bàn luận

– Hành động : Rút ra hành động cụ thể cho bản thân.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *