NovaTeen giới thiệu đến các bạn văn bản về bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu. Thông qua những nội dung cơ bản này, các em sẽ nắm được những thông tin cốt lõi nhất để làm bài thi một cách hiệu quả nhất.
Nội dung cơ bản của bài thơ Đồng Chí – Chính Hữu
I. Tìm hiểu chung
-
Tác giả:
– Là nhà thơ – chiến sĩ trong suốt thời kỳ chống Pháp – Mỹ.

– Sáng tác chủ yếu tập trung vào hình ảnh người lính và chiến tranh.
– Phong cách thơ: Bình dị, cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa sâu lắng, hàm súc.
-
Tác phẩm:
* Hoàn cảnh sáng tác: 1948
– Tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ là sự thể hiện những tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng chí, đồng đội của mình.
– Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp – khó khăn, thiếu thốn.
Xem thêm>>> Làm thế nào để đạt điểm cao môn Văn lớp 9 trong các kỳ thi?
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí:
* Cùng chung cảnh ngộ:
– “Nước mặn đồng chua”: vùng đồng bằng ven biển quanh năm ngập lụt.
– “Đất cày lên sỏi đá”: vùng đồi núi trung du khô cằn sỏi đá.
=> Thành ngữ gợi những vùng quê nghèo khó. Họ có chung hoàn cảnh xuất thân là những người nông dân mặc áo lính.
* Cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu:
– “Súng bên súng” là sự sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ cùng nhau ra trận đánh trận đánh giặc để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quê hương, Tổ quốc.
– “Đầu sát bên đầu” là sự gần gũi của tình cảm, là sự “tâm đầu ý hợp”. Họ cùng chung suy nghĩ, lí tưởng.
=> Hình ảnh tượng trưng, điệp từ, đối => khẳng định sự gắn bó, khăng khít giữa những người lính. Họ cùng chung nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, cùng chung suy nghĩ, lý tưởng cao đẹp.
* Cùng chia sẻ mọi gian lao,thiếu thốn:
– Đêm ở Việt Bắc rất rét, người lính không có đủ chăn ấm để đắp, họ nằm chung với nhau, cùng đắp chung một tấm chăn.
– Từ thân thiết đến gần gũi rồi hiểu nhau, họ đã trở thành những người bạn tri kỉ. “Tri kỉ” để nói đến tình bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình.
* Câu thơ thứ 7 “Đồng chí”
– Hình thức: đặc biệt, câu thơ ngắn gọn, chỉ có 2 từ, cùng dấu “!”
– Ý nghĩa/nội dung:
+ Là nhan đề , biểu hiện chủ đề của bài thơ.
+ Khép lại ý thơ đoạn trên, mở ra ý thơ đoạn dưới.
+ Là tiếng gọi tha thiết, như một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm cách mạng mới mẻ chỉ có ở thời đại mới…
2. Những biểu hiện của tình đồng chí
* Thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau:
– Cảnh ngộ nghèo khó, mối bận lòng của nhau hướng về gia đình, quê hương.
– Ý chí lên đường, lòng yêu nước, khi tổ quốc cần, họ sẵn sàng hi sinh những hạnh phúc riêng tư để cầm súng ra trận.
+ “Mặc kệ” – thái độ dứt khoát, mạnh mẽ; ý chí quyết tâm ra trận.
+ Không phải là thái độ bất cần, phó mặc, mà đó là sự hi sinh cái riêng vì lợi ích chung của đất nước, vì độc lập tự do của dân tộc.
– Nỗi nhớ quê hương “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
+ Hoán dụ “Giếng nước gốc đa” – hình ảnh quê hương, những người thân của người lính.
+ Nhân hóa “nhớ”: quê hương nhớ người ra lính hay chính là những người ra đi không nguôi nhớ về gia đình, quê hương của mình. Tình cảm da diết nhớ thương – thường trực và đậm sâu.
* Đồng cam cộng khổ, cùng giúp nhau vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn.
– Trải qua căn bệnh sốt rét
+ Những câu thơ nói về sự hành hạ của bệnh tật: ớn lạnh, sốt run người, vầng trán đẫm mồ hôi.
+ Họ lo lắng, quan tâm cho nhau.
– Trải qua cuộc đời quân ngũ thiếu thốn:
+ NT liệt kê “áo rách”,”quần vá”, “chân không giày” => cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trong buổi đầu kháng chiến.
+ Thiên nhiên núi rừng khắc nghiệt “buốt giá”.
=> Ca ngợi người lính: họ biết đồng cam cộng khổ, giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn, bệnh tật.
=> Người lính hiện lên với tinh thần lạc quan, vượt qua khó khăn, thử thách. Và tình đồng chí, đồng đội thắm thiết sâu nặng.

3. Vẻ đẹp của tình đồng chí trong chiến đấu
* Hoàn cảnh sống và chiến đấu
– Hoàn cảnh sống khắc nghiệt: không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu; núi rừng Việt Bắc lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa.
– Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu.
* Vẻ đẹp của tình đồng chí:
– Là tình cảm đồng đội, sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
– Là tư thế chủ động, sẵn sàng chiến đấu.
– Là tâm hồn lãng mạn, bay bổng.
* Câu thơ cuối “Đầu súng trăng treo”
– Là hình ảnh tả thực được phát hiện từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc.
– Là hình ảnh thơ độc đáo, gợi nhiều liên tưởng:
+ “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, hiện thực khốc liệt.
+ “Trăng” biểu tượng cho hòa bình, cho vẻ đẹp thơ mộng và lãng mạn.
+ Gợi nhiều liên tưởng phong phú: gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ…
+ Làm nổi bật tâm hồn lãng mạn, bay bổng của những người lính.
+ Khẳng định ý nghĩa chân chính, cao cả của cuộc kháng chiến: Chúng ta bền gan chiến đấu, gian khổ hi sinh vì vầng trăng ấy, vì cuộc sống hòa bình.
iii. ÔN TẬP BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ” – CHÍNH HỮU
Câu 1. Cho đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
( Chính Hữu, Đồng chí, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2016 )
- Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào năm nào? Văn bản nào em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 được ra mắt bạn đọc cùng năm với bài thơ này?
- Em hiểu thế nào là “đôi tri kỉ”? Lý do nào để “anh” và “tôi” từ “xa lạ” trở thành “đôi tri kỉ”?
- Vì sao có thể nhận xét dòng thơ cuối trong đoạn thơ trên là một dòng thơ đặc biệt?
- Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ những cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán ( gạch chân và chú thích rõ )
Câu 2.
- Ghi lại chính xác 6 câu thơ tiếp theo câu thơ “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” đã diễn tả rất xúc động về tình đồng chí giữa những người lính cách mạng. Hãy nêu cảm nhận của em về chi tiết thơ này.
- Hình ảnh “tay nắm lấy bàn tay” khiến ta nghĩ tới hình ảnh tương tự trong một bài thơ về đề tài người lính ở chương trình Ngữ văn lớp 9. Hãy ghi lại chính xác câu thơ có hình ảnh đó và cho biết tên tác phẩm, tác giả?
- Viết một đoạn văn ( khoảng 10 câu ) theo cách lập luận tổng – phân – hợp trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ đã chép ở ý 1.Trong đoạn văn có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp và 1 câu ghép ( gạch chân và chỉ rõ )
Câu 3. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010)
- Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đồng chí” có bạn học sinh viết:
Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích từ tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Em hãy sửa lỗi kiến thức của câu văn trên.
- Hãy ghi lại tên tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ “Đồng chí”.
- Về câu thơ cuối của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu kẻ rằng lúc đầu ông viết là “Đầu súng mảnh trăng treo”, sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi? Theo em, vì sao tác giả lại bớt đi như vậy.
- Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp với chủ đề: Ba câu kết bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán (gạch dưới câu cảm thán).