Học Văn sai phương pháp sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không lường trước. Novateen sẽ giúp bạn chỉ ra những sai lầm trong việc học Văn. Mà hầu hết học sinh cấp 2 hiện nay đều đang mắc phải.
Học Văn sai phương pháp cảm thụ

“Văn học là nhân học”. Học Văn không chỉ để cảm thụ những ý hay trong tác phẩm. Mà còn để “học làm người”. Môn Văn được đưa vào nhà trường hiện nay đang bị mất dần ý nghĩa. Thay vào đó, chúng ta đang “công nghiệp hóa” văn bản văn học. Bóc tách và xé lẻ tác phẩm ra khỏi thời đại nó ra đời. Kết quả là học sinh chỉ cần học thuộc, viết giống văn mẫu là được điểm cao.
Học sinh không được phép cảm thụ văn học theo ý hiểu của các em. Mà phải cảm thụ theo ý của văn mẫu. 10 bài văn thì đến 9 bài rưỡi như đúc ra từ 1 khuôn.
Học văn sai phương pháp sẽ bào mòn khả năng cảm thụ của mỗi học sinh.
Học Văn sai phương pháp phân tích
Mục đích sau cùng của cảm thụ văn học là học sinh phải biết phân tích cái hay của nghệ thuật văn chương. Nếu đưa cho các em một tác phẩm ngoài sách giáo khoa rất ít học sinh chủ động phân tích được.
Nguyên nhân là các em không được dạy phương pháp phân tích tổng quan. Mà chỉ được dạy cách phân tích đơn lẻ từng tác phẩm. Hoặc máy móc học thuộc ý chính giáo viên đưa ra. Khiến cho môn văn trở nên khô khan, nặng nề.
Như vậy, học văn sai phương pháp sẽ làm mất khả năng phân tích chi tiết nghệ thuật trong văn chương.
Học Văn sai phương pháp diễn đạt
Như chúng ta đều biết, có 3 phương pháp cơ bản để trình bày 1 đoạn văn. Đó là diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp.
-
Diễn dịch
Diễn dịch là từ một câu chủ đề ở đầu đoạn văn triển khai/ phân tích thành các luận cứ/ dẫn chứng phù hợp.
Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủ đề. Bốn câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề.
Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
-
Quy nạp
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh họạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ.
-
Tổng phân hợp
Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp.
Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng.
Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
Mô hình đoạn văn:
Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về đạo làm người, đó là lòng biết ơn.
Năm câu tiếp ( phân): Phân tích để chứng minh biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn.
Câu cuối (hợp): Khẳng định vai trò của đạo lí uống nước nhớ nguồn đối với việc xây dựng xã hội.
Học Văn sai phương pháp diễn đạt sẽ khiến học sinh lúng túng trong việc trình bày bài làm. Các câu/ các ý không logic nên dễ mất điểm trong bài thi.
Tác dụng ngược của học Văn sai phương pháp – Tiền mất tật mang
Trên đây là một số những sai lầm trong phương pháp học Văn học sinh thường mắc phải. Làm cho môn Văn trở thành “gánh nặng”.

Học Văn chưa bao giờ là môn học thuộc máy móc. Học Văn giúp học sinh nâng cao tính cảm thụ. Học sinh sẽ biết yêu mến cái đẹp/ cái thiện. Muốn vậy, phải nắm được phương pháp học Văn hiệu quả.
Để tránh học Văn sai phương pháp. Học nhiều như kiến thức chẳng được bao nhiêu. Novateen sẽ giúp bạn nắm được phương pháp học tập hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí.
NovaTeen – Học là Giỏi Thi là Đỗ
Địa điểm: Novaedu – Tầng 2 – Tòa A – số 22 – Thành Công – Ba Đình – Hà Nội.
ĐẶC BIỆT: Trải nghiệm 2 buổi học đầu tiên miễn phí. Link đăng kí:https://bit.ly/Novateenlop9
Hotline tư vấn miễn phí: 0989492020