Nghị luận về hiện tượng đời sống xã hội là dạng đề thường gặp trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT. Những hiện tượng đời sống xuất hiện trong đề bài được phân chia thành hai nhóm chính. Thứ nhất là những hiện tượng đời sống tích cực, thứ hai là những hiện tượng đời sống tiêu cực. Novateen sẽ hướng dẫn các em so sánh sự khác nhau trong cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống tích cực và cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống tiêu cực.
SO SÁNH CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG TÍCH CỰC VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG TIÊU CỰC
Cấu trúc chung của bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
Dù bàn luận về hiện tượng tích cực hay tiêu cực, dàn ý của bài văn nghị luận xã hội cũng bao gồm những ý cơ bản sau:
Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần bàn luận.
Thân bài:
- Giải thích vấn đề.
- Bàn luận vấn đề.
- Bài học nhận thức và hành động
Kết bài
Khẳng định giá trị, ý nghĩa của tư tưởng. Liên hệ bản thân.

Tuy nhiên, đối với mỗi nhóm hiện tượng, chúng ta cần đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng bàn luận khác nhau.
Sự khác biệt trong cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống tích cực và hiện tượng đời sống tiêu cực.
Để giúp các bạn học sinh hình dung rõ hơn về sự khác biệt trong cách làm bài văn văn nghị luận về hiện tượng đời sống tích cực và hiện tượng đời sống tiêu cực, Novateen sẽ hệ thống qua bảng sau
CẤU TRÚC CHUNG | NỘI DUNG CHÍNH | NLXH VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG TÍCH CỰC | NLXH VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG TIÊU CỰC |
I. Mở bài | Nêu hiện tượng đời sống đặt ra trong đề bài | – Dẫn dắt vào hiện tượng đời sống.
– Giới thiệu hiện tượng đời sống mà đề bài yêu cầu bàn luận |
|
II. Thân bài | 1. Giải thích hiện tượng | Giải thích khái niệm về hiện tượng đời sống. | |
2. Bàn luận vấn đề | – Nêu biểu hiện cụ thể của hiện tượng. (sử dụng những dẫn chứng cụ thể, kết hợp phân tích dẫn chứng) | – Nêu thực trạng và biểu hiện cụ thể và của hiện tượng. (sử dụng những dẫn chứng cụ thể, kết hợp phân tích dẫn chứng) | |
– Ý nghĩa, tác dụng của tư tưởng, hiện tượng (Vì sao?, Để làm gì?) | – Chỉ ra tác hại mà hiện tượng gây ra cho cuộc sống con người. | ||
– Lật lại vấn đề: bàn về những hiện tượng trái ngược với hiện tượng tích cực cần bàn luận. | – Phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực. | ||
3. Bài học nhận thức và hành động | – Nhận thức: nâng cao nhận thức đúng đắn về vấn đề vừa bàn luận.
– Hành động: rút ra hành động cụ thể cho bản thân. |
– Nhận thức: nhận thức rõ đây là hiện tượng xấu cần bị lên án, phê phán.
– Hành động: Đưa ra giải pháp chung và hành động cụ thể để rèn luyện. |
|
III. Kết bài | Kết thúc vấn đề | Khẳng định lại ý nghĩa của hiện tượng đã nghị luận |
Như vậy, từ bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt giữa cách bàn luận hiện tượng đời sống tích cực và hiện tượng đời sống tiêu cực. Nếu như dạng bài nghị luận về hiện tượng đời sống tích cực đòi hỏi người viết bàn luận ở các khía cạnh: biểu hiện, ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng thì dạng bài nghị luận về hiện tượng đời sống tiêu cực yêu cầu người viết phân tích những yếu tố về thực trạng, biểu hiện, tác hại, nguyên nhân của hiện tượng.