Phân tích: Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu

Phan Bội Châu

Văn bản kể lại toàn bộ diễn biến cuộc gặp gỡ của Va-ren với Phan Bội Châu trong nhà lao Hỏa Lò. Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra như một màn hài kịch chỉ có Va-ren như một diễn viên chủ đạo, một con rối. Y tự tin, trơ trẽn, thao thao bất tuyệt. Rồi trổ hết tài năng diễn thuyết và dồn hết tâm huyết hy vọng có thể thuyết phục đối phương đi theo con đường phản bội nhục nhã của mình.

Bản chất của Varen trong: Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu

Con người xảo trá, cơ hội

Ngay từ lúc bắt đầu câu chuyện, bản chất của Va-ren đã phần nào được hé lộ qua lời nửa chính thức hứa của hắn trước sức ép của công luận Pháp và Đông Dương. Nghe qua đó mà đã thấy nực cười. Nửa lời hứa thì còn gì là hứa hẹn, ấy vậy mà còn dám trình bày trước công luận. Hơn nữa nó lại được trình bày dưới miệng lưỡi của một vị toàn quyền Đông Dương. Sau đó tác giả có đưa ra một lười bình luận: giả thử và chữ chăm sóc được đặt trong ngoặc kép một cách rất có chủ ý. Tất cả những điều đó phần nào vẽ ra một chân dung Va-ren mũ cao áo dài bảnh chọe nhưng tính cách thì xảo trá, cơ hội.

Quả đúng như vậy, sau lời hứa, hành động của Va-ren tỏ ra vô cùng thư thả: “ngài chỉ muốn chăm sóc cho đến khi nào ngài yên vị xong xuôi bên đấy đã”, “mà hành trình từ Mác-xây đến Sài Gòn kéo dài chừng 4 tuần lễ”. Phải chăng sự chùng trình đó nhằm cố tình đầy Phan Bội Châu kìm kẹp, tra tấn lâu hơn nữa trong tù?

vare va phan boi chau
Tiểu sử nhà cách mạng Phan Bội Châu

Kẻ hai mặt độc ác, đê hèn

Nhưng tất cả bộ mặt của Va-ren được phơi bày cụ thể và rõ nét trong trò lố chính thức của hắn, khi hắn đối mặt với Phan Bội Châu.

Hắn vào nhà tù với câu nói đầy vẻ hào hiệp: “ Tôi mang tự do đến cho ông đây”. Đi kèm với lời nói của một vị thiên sứ ấy là một hành động hết sức lá phải lá trái. “tay phải dơ tay bắt Phan Bội Châu. Còn tay trái thì nâng cái chân to kệch xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm”. Phải chăng với lời nói và hành động ấy đã chỉ cho người đọc thấy hắn là  một kẻ hai mặt, độc ác và đê hèn.

Nhưng còn nữa, vừa mới nói rất khoa trương, hào phóng thì giờ hắn lại như một mụ đàn bà: “Nhưng, có đi lại phải có lại, tôi yêu cầu ông lấy danh dự hứa với tôi là…”

Hắn còn giở giọng phỉnh nhờ, giả ca ngợi Phan Bội Châu. Rồi ra đòn bằng một loạt những câu hỏi phản đề dồn dập hòng làm lung lạc ý chí và tinh thần của nhà cách mạng. Sau đó, Va-ren đưa ra những lười khuyên cho hành động bằng việc sử dụng một loạt các câu cầu khiến, “Ông hãy.., chớ tìm cách xúi giục…, ông hãy bảo họ..” . Va-ren vẽ ra một ảo vọng ngời ngời “được cho nước ông, được cho bản thân ông!” . Với những viên đạn bọc đường, Va-ren đang cố làm cho đối thủ của mình mắc bẫy. Hắn đang cố lừa bịp để dẫn dắt Phan Bội Châu đến một đối thủ lớn hơn, nhà tù của một đất nước nô lệ vĩnh viễn.

Tấm gương phản bội Tổ quốc nhục nhã

Và hắn tưởng hắn thành công, hoặc giả hắn cố đọc nốt phần diễn thuyết mà hắn đã chuẩn bị. Va-ren nêu gương, những tấm gương phản bội Tổ quốc nhục nhã. Trong đó hắn là kẻ đốn mạt nhất. Cao trào của sự lố bịch cũng nằm cả ở đây. Tác giả sử dụng thủ pháp gậy ông đập lưng ông một cách hết sức tài tình. Toàn bộ lời nói của Va-ren đã tự vạch mặt hắn. Hắn huyênh hoang tự đắc, hắn vênh váo vì hắn là một kẻ phản bội nhục nhã, đáng ghê tởm đã lần lượt đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy… Trước tôi là đảng viên Xã hội đấy và giờ đây thì tôi làm toàn quyền…

Vậy ra, để có được cái chức toàn quyền hắn sẵn sang đánh đổi cả niềm tin, danh dự, cả lý tưởng sống của mình. Và bây giờ, để mua chuộc nhà cách mạng, hắn cũng chẳng từ một thủ đoạn nào, kể cả lấy mình ra làm trò hề. Bản chất bất lương, đê tiện, vô liêm xỉ của Va-ren được tập trung thể hiện tại đây.

Phan Bội Châu
Phan Bội Châu làm minh chủ và khởi xướng phong trào Đông Du

Kẻ thất bại thảm hại

Thế nhưng, cả bài diễn thuyết hùng hồn và lâm li, và tâm huyết của Va-ren lại bị rơi tõm vào sự im lặng của người đối thoại. Điều đó khiến hắn sửng sốt cả người, Hắn quá ngạc nhiên và ko thể hiểu nổi. Nhưng có một điều hắn cảm nhận rõ nhất là hắn đã thất bại thảm hại.

Như vậy, trong cuộc chạm chán giữa Va-ren và Phan Bội Châu, Va-ren đã nói hết. Hắn thao thao bất tuyệt một cách trơn tru bởi chẳng có ai them ngắt lười. Cũng chẳng có ai them nghe hắn nói. Hình thức ngôn ngữ của Va-ren là hình thức độc thoại.

Song sự thảm bại của Va-ren còn được thể hiện một cách rất tinh tế, tất nhiên vẫn qua ngôn ngữ của hắn. Ban đầu là: “Tôi đem đến tự do cho ông đây”. Sau đấy người ta chẳng thấy một vị thiên xứ nữa mà chỉ thấy một kẻ bất lương: “Vả lại, trời ơi! Tại sao chúng ta lại cứ cố chấp, cãi lộn mãi thế này…” trong khi chẳng ai thèm nói với hắn câu nào. Rồi đến: “Ô! Ông nghe tôi ông Phan Bội Châu này!”. Nhưng đến cuối cuộc gặp gỡ thì thôi không nghe cũng được , nhìn một cái với hắn cũng đủ lắm rồi: “ Nhưng sao thế, ông hãy nhìn tôi này…”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *