Đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng: Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích nói chung, có thể là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của đoạn trích đó. Để giúp các em ôn tập thi tốt nghiệp THPT, Novateen sẽ đưa ra một số hướng dẫn về cách làm bài văn nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi.
* Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận (xác định vai trò, vị trí của đoạn trích).
– Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Thân bài
– Khái quát tác phẩm trước đoạn trích đó (phân tích khoảng 7- 8 dòng, nếu là đoạn đầu thì bỏ qua)
– Cảm nhận về đoạn trích
+ Thứ nhất cảm nhận về những giá trị nội dung của đoạn trích (nghĩa là trả lời câu hỏi đoạn trích đó nói về cái gì)
+ Xác định những ấn tượng, giá trị nổi bật và đặc sắc của đoạn trích
– Cảm nhận về những nét nghệ thuật của đoạn trích (trả lời cho câu hỏi đoạn trích đó nói như thế nào và bằng cách nào)
+ Chú ý các câu văn, hình ảnh có sử dụng nghệ thuật, chú ý điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ giọng điệu, các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích,…
+ Chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trong tác phẩm.
+ Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đối với đoạn trích và tác phẩm.
– Đánh giá về ý nghĩa của đoạn trích đối với giá trị của tác phẩm
*Kết bài
Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
* Yêu cầu của bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi
– Phải phân biệt được nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi và nghị luận về một tác phẩm. Nghĩa là tránh việc đề cập tới tất cả nội dung của tác phẩm còn nội dung của đoạn trích lại sơ lược.
– Tập trung vào đoạn trích nhưng cần vận dụng kiến thức của toàn tác phẩm như nội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây dựng nhân vật, các biện pháp tu từ. Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể của tác phẩm mới có cách đánh giá chính xác.