Nước Mĩ có lịch sử không quá dài. Nười thực dân châu Âu bắt đầu đi đến, phần lớn là từ Anh Quốc, sau năm 1600. Vào thập niên 1770, Mười ba thuộc địa Anh có đến 2 triệu rưỡi người sinh sống. Các thuộc địa này thịnh vượng và phát triển nhanh chóng, phát triển các hệ thống pháp lý và chính trị tự chủ của chính mình.
Nghị viện Anh Quốc áp đặt quyền lực của mình đối với các thuộc địa này bằng cách đặt ra các thứ thuế mới mà người Mỹ cho rằng là vi hiến bởi vì họ không có đại diện của mình trong nghị viện. Các cuộc xung đột ngày càng nhiều đã biến thành cuộc chiến tranh toàn lực, bắt đầu vào tháng 4 năm 1775. Ngày 4 tháng 7 năm 1776, các thuộc địa tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh bằng một văn kiện do Thomas Jefferson viết ra và trở thành Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Trong đề thi tốt nghiệp lịch sử, các câu hỏi chỉ tập chung vào thời gian những năm sau 1945. Novateen giới thiệu những câu hỏi hay xuất hiện trong đề thi để các em nắm được và tự ôn tập và bổ xung kiến thức cho mình. Từ đó có thể làm bài thi môn Sử đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THCS.
Đề thi tốt nghiệp THCS môn Lịch Sử chủ đề: Các nước Mĩ la tinh
Lịch sử nước Mĩ sau năm 1945
Câu 1. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau hiến tranh thế giới thứ hai?
a. Mỹ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
b. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
c. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học – kỹ thuật.
d. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

Câu 2. Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?
a. Những năm 60 (thế kỉ XX).
b. Những năm70 (thế kỉ XX).
c. Những năm 80 (thế kỉ XX).
d. Những năm 90 (thế kỉ XX).
Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ?
a. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.
b. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
c. Do đeo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.
d. Sự giàu nghèo quá chênh lệch trong các tầng lớp xã hội.
e. Cả bốn nguyên nhân trên.
Câu 4. Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?
a. Anh
b. Pháp
c. Mĩ
d. Nhật
Câu 5. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
a. Những năm đầu thế kỉ XX.
b. Giữa những năm 40 của thế kỉ XX.
c. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918).
d. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945).
Câu 6. Những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật của Mĩ là gì?
a. Chế ra công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới.
b. Thực hiện “Cuộc cách mạng Xanh” trong nông nghiệp, trong giao thông thông tin liên lạc, chinhphục vũ trụ, …
c. Sản xuất được những vũ khí hiện đại.
d. a, b, c đúng
Câu 7. Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Táp-Hác-Lây nhằm mục đích gì?
a. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.
b. Chống phong trào công nhân và Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.
c. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.
d. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.
Câu 8. Điểm giống nhau trong chính đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là gì?
a. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.
b. “Chiến lược toàn cầu hóa”.
c. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
d. “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.

Câu 9. Nội dung “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ nhằm mục tiêu cơ bản nào?
a. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
b. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ.
c. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
d. a, b, c đúng
Câu 10. Tổng thống Mĩ sang thăm Việt Nam đầu tiên vào năm nào?
a. 1990.
b. 1991.
c. 1992.
d. 1993.