Từ khi con bước vào lớp 9, và trước mắt là kỳ thi vào lớp 10. Nhiều phụ huynh đứng ngồi không yên vì lo lắng cho con.
Thi lên lớp 10 là một dấu mốc quan trọng đối với các con. Nhất là kỳ thi vào lớp 10 hàng năm luôn diễn biến khá căng thẳng. Dưới đây là những câu chuyện của các phụ huynh có con tham gia kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội.
Xem thêm >>> Bí quyết thi vào lớp 10 hiệu quả
Bố mẹ bận rộn công việc, nhưng vẫn phải chạy đua trong kỳ thi vào lớp 10
Chị Nguyễn Thị Ngân ở Cầu Giấy, năm 2017 có con trai thi vào lớp 10. Chị là một kế toán tại công ty dược, công việc bận bịu quanh năm. Thế nhưng, để chuẩn bị cho con bước vào kỳ thi vào lớp 10 một cách tốt nhất. Chị vẫn luôn cố gắng sắp xếp thời gian để quan tâm đến tình hình học tập của con.
Mỗi ngày chị Ngân đều thức dậy từ 5h30 để chuẩn bị đồ ăn sáng cho con. Nếu như con phải ở lại trường buổi trưa, chị sẽ nấu luôn cơm cho con mang đi. Sau bữa sáng chị đưa con đến trường, vì chồng chị không tiện đường đi làm. Hết giờ làm chị lại tất cả đi đón con, lại lo cơm nước. Chị có thuê gia sư dạy riêng cho con tại nhà, để bớt vất vả so với việc cho con đi học trung tâm. Đến 9 giờ tối, gia sư dạy con xong, thì gia đình chị Ngân mới ăn cơm. Sau đó lại hối con tắm rửa, ôn bài rồi mới đi ngủ.
Xem thêm >>> Bí kíp ôn thi vào lớp 10

Con bận rộn bài vở, chị Ngân cũng luôn chầu chực bên cạnh. Hễ có thể làm gì đó cho con chị đều cố gắng làm. Những ngày con sắp thi, chị đã phải xin nghỉ phép tổng cộng một tuần. Không đành lòng để con đối mặt với kỳ thi vào lớp 10 một mình. Vậy là chị vẫn cố gắng. Cũng may năm ấy con chị Ngân đã thi đỗ vào lớp 10.
Lo sợ con học trường hạng 2 hạng 3, tương lai mù mịt
Bố mẹ nào cũng mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con của mình. Ai cũng mong con khỏe mạnh, đẹp đẽ, học giỏi, sau này thành đạt. Thế nhưng, trong kỳ thi vào lớp 10, không phải học sinh nào cũng có cơ hội vào được trường tốt. Đã thế, tại Hà Nội, Sở Giáo dục luôn dành chỉ tiêu 30% học sinh phải học các trường tư thục và trường nghề.
Anh Nguyễn Xuân Tâm, có con sẽ thi vào lớp năm 2019 tới cho hay: Con trai anh là cháu đích tôn của cả họ. Vậy nên cả họ đều kỳ vọng con sẽ thi vào được trường top đầu Hà Nội. Cả gia đình hướng cho con thi vào trường Amsterdam. Nhưng thằng bé tỏ ra không đủ sức để thi vào.

Mỗi lần thúc ép con học là anh lại nghe con chống đối, thậm chí cãi. Điểm tổng kết cuối năm lớp 8 thì không mấy khả quan. Trong khi gia đình anh đều đã dành hết mọi điều kiện tốt đẹp nhất cho con. Vậy mà sức học của con vẫn chỉ ở mức khá. Học trung tâm, học gia sư, tự học,… bao nhiêu phương pháp anh đều đã áp dụng cho con nhưng không hiệu quả. Kỳ thi vào lớp 10 thì chỉ còn vài tháng nữa. Gia đình anh Tâm rất hoang mang.
Vừa sợ con thi trượt, vừa sợ áp lực khiến con bị rối loạn tâm lý
Học hành thi cử luôn tạo nên những áp lực nhất định đối với các sĩ tử. Thế nhưng nếu không cố gắng hết sức mình, nguy cơ thi trượt cũng rất cao. Những năm gần đây cứ sau kỳ thi vào lớp 10, những câu chuyện xót xa về học sinh trầm cảm, tự tử lại xuất hiện trên mặt báo. Điều đó khiến không ít phụ huynh lo lắng, sợ con em mình cũng bị rơi vào trường hợp như vậy.
Chị Đặng Thúy Quỳnh có con gái vốn dĩ tính đã trầm lặng, ít nói, ít chia sẻ. Trong quá trình con ôn luyện thi vào lớp 10 năm ngoái, con chị càng khép mình hơn. Nhiều khi con tỏ ra mệt mỏi, chán nản, chị Quỳnh cũng chỉ biết an ủi và chăm sóc. Dẫu sao kỳ thi vào lớp 10 vẫn rất quan trọng và con không được phép bỏ cuộc quá sớm. Nhìn thấy con vất vả, chị rất đau lòng nhưng cũng chẳng biết phải làm sao. Đến gần tháng thi, chị đã phải đưa con đi khám vấn tâm lý. Và rồi nhận kết quả con bị trầm cảm vừa. Gia đình đành phải hoãn cho con thi vào 10 để khắc phục những vấn đề về sức khỏe tâm lý.

Vất vả là thế, mệt mỏi là thế, nhưng không bỏ thi được
Dẫu biết ép con học, kỳ vọng quá lớn vào con là không tốt. Nhưng với tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, một đứa trẻ 15 tuổi không đi học THPT thì có thể làm gì? Các bậc cha mẹ đành ngậm ngùi chịu mệt mỏi, chịu vất vả để hỗ trợ con trong kỳ thi vào lớp 10. Qua được cửa ải này sẽ còn nhiều cửa ải khác khó khăn hơn. Nhưng nếu bỏ thi vào lớp 10 thì cũng chẳng biết tương lai con sẽ đi về đâu. Vậy là, cái điệp khúc mệt mỏi, hoang mang cứ truyền từ lớp phụ huynh này sang lớp phụ huynh khác. Một người đi thi, cả xã hội cũng đi thi.