Khủng hoảng tâm lý tuổi học trò – cha mẹ cần lưu ý

khủng hoảng tâm lý

Khủng hoảng tâm lý là vấn đề có thể xảy ra ở bất kỳ người nào. Và ở độ tuổi học sinh, nhiều em do áp lực học tập mà sa sút về tinh thần. Cha mẹ cần quan tâm và nắm bắt kịp thời những vấn đề tâm lý của con mình.

Từ độ tuổi 12-18, tâm lý của trẻ thường nhanh thay đổi, dễ vui dễ buồn. Những áp lực học tập khi bước vào bậc trung học cũng tác động không nhỏ đến cảm xúc của các con. Cha mẹ thì cảm thấy khó khăn hơn khi giao tiếp với con. Còn con thì ngày càng e dè khi tâm sự với cha mẹ những vấn đề của mình. Lâu ngày, những cảm xúc tiêu cực trong con bị tích tụ. Con rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý và chật vật tìm lối ra.

Cùng với vấn đề sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của con trẻ cũng cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Để sớm nhận biết cũng như tìm cách giải quyết khi con bị khủng hoảng tâm lý. Các cha mẹ nên lưu ý những điều dưới đây.

Tại sao trẻ lên cấp 2 lại dễ khủng hoảng?

Bước sang tuổi 12, con kết thúc bậc tiểu học và lên bậc trung học. Ở một môi trường mới với phương pháp học tập mới, quy định trường lớp mới, con cần có thời gian và không gian để thích nghi. Nhưng các bài kiểm tra, bài thi cứ dồn dập. Khối lượng môn học lớn. Khối lượng bài tập nhiều. Điều đó vô hình tạo nên một sức ép khá nặng lên vai những đứa trẻ.

khủng hoảng tâm lý
Lên cấp 2, áp lực học tập với con là rất lớn.

Nếu như con đã có sẵn năng lực học tập tốt và tinh thần ham học hỏi, thì việc học tập ở một môi trường mới sẽ dễ dàng thích nghi hơn. Còn lại, đa số các con sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và hơi “choáng” khi bước vào THCS. Đối với những con tâm lý có phần hơi nhạy cảm, và môi trường xung quanh tạo cho con quá nhiều áp lực. Thì việc bị rơi vào khủng hoảng tâm lý trở nên thật dễ dàng. Ở thời điểm này con luôn cần có sự định hướng, dẫn dắt và chia sẻ từ cha mẹ và những người khung quanh.

Dấu hiệu nhận biết con đang khủng hoảng tâm lý

Con trở nên buồn bã hơn

Nếu như trước đây con bạn luôn vui vẻ tươi cười. Thì bỗng một ngày bạn nhận thấy con trở nên buồn bã hơn, và tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày. Thì rất có thể con bạn đang rơi vào khủng hoảng tâm lý. Hoặc một số em khác thường dễ dàng nổi cáu, cha mẹ cũng nên đặc biệt quan tâm.

Con mất hứng thú với những sở thích trước đây

Con bạn thích vẽ. Con bạn thích hát. Hay là con thích nghe mẹ kể chuyện trước khi đi ngủ. Thế nhưng khi lên cấp 2, con không còn hứng thú với những điều đó nữa, ngay cả khi có thời gian rảnh. Con tỏ ra chán nản và không hào hứng với mọi chuyện. Thì ngay lúc này cha mẹ cần đi tìm nguyên nhân ngay lập tức.

Con mất tập trung

Con hay quên. Con không tập trung nghe bài hay nghe cha mẹ nói chuyện. Đó là những dấu hiệu của việc tâm lý đang có sự xáo trộn và bất ổn. Có thể tâm trạng của con không tốt, hay điều gì đó đang quá ám ảnh con. Khiến con không thể tập trung vào vấn đề trước mắt được.

khủng hoảng tâm lý
Mất tập trung khi học là một trong những dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý.

Thói quen ăn ngủ của con thất thường

Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Ngủ gật trong giờ học. Thức quá khuya. Ăn ít. Chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều,… Những biểu hiện thất thường của việc ăn ngủ của con đều có thể là hệ quả từ việc khủng hoảng tâm lý.

Cha mẹ cần làm gì khi con khủng hoảng tâm lý?

Trò chuyện cùng con

Để con nói ra những cảm xúc tiêu cực đang tồn tại cho mình là điều khó khăn. Nhưng nếu như con không được chia sẻ thì khó mà có thể tự mình giải quyết được. Hãy tạo không gian cởi mở, thân thiện để con có thể thoải mái bộc bạch tâm tư của mình. Sau khi xác định được con có bị khủng hoảng tâm lý hay không, cha mẹ vẫn cần tiếp tục trò chuyện và làm bạn cùng con.

Nếu như vấn đề của con do áp lực học tập, cha mẹ có thể gợi ý cho con thay đổi phương pháp học. Cha mẹ cũng có thể tìm gia sư hay cho con tới trung tâm ôn luyện. Vừa để cải thiện sức học, lại giúp con có thêm tinh thần học tập. Xen vào đó, cha mẹ nên sắp xếp thời gian ngủ nghỉ của con hợp lý hơn.

Lắng nghe con

Khi đã trò chuyện cùng con, điều cha mẹ cần làm là lắng nghe con. Đừng chỉ trích, đừng so sánh, điều đó sẽ khiến con cảm thấy khủng hoảng tâm lý nặng hơn. Thay vào đó hãy đồng cảm và thấu hiểu cho những cảm xúc xấu mà con đang cảm thấy. Mỗi một người có những cảm xúc cảm giác khác nhau. Cha mẹ đừng áp đặt cảm xúc của mình vào con cái. Cũng đừng coi nhẹ nỗi buồn hay sự mệt mỏi mà con đang chịu đựng.

khủng hoảng tâm lý
Cha mẹ cần lắng nghe con thay vì quở trách.

Đưa con đi tham vấn tâm lý

Nếu những biểu hiện khủng hoảng tâm lý của con kéo dài trên 2 tuần. Con có những biểu hiện tiêu cực về thể chất như nhịn ăn, không ngủ, hành hạ bản thân, nói nhiều về cái chết,… Thì lập tức cha mẹ cần đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý. Đôi khi khủng hoảng tâm lý có thể khiến con rơi vào những rối loạn tâm thần nặng như: trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, động kinh,… Cha mẹ cần có những kiến thức nhất định để có thể giúp đỡ con vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Giải pháp học tập Novateen dành cho con

Khi con quá mệt mỏi với áp lực học tập, cha mẹ cần tìm cho con một lối thoát. Đến với Novateen, con bạn không chỉ được cam kết tiến bộ. Mà còn có môi trường học tập thoải mái, thân thiện, giúp con giảm bớt áp lực. Chương trình đào tạo tích hợp, xen kẽ thêm nhiều bài học cuộc sống, các kỹ năng sống cần thiết cho con vững bước vào đời. Đội ngũ giáo viên của Novateen luôn nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm. Đây là môi trường tốt để con bạn tránh được những khủng hoảng tâm lý trong học tập.

Thêm vào đó, Novateen là một chương trình học thuộc Novaedu – trung tâm đào tạo kỹ năng mềm hàng đầu Hà Nội. Với những chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng teamwork, kỹ năng trò chuyện trước đám đông,… Chúng tôi tích hợp chúng vào trong những bài giảng dành cho học sinh cấp 2. Giúp các em ngày một hoàn thiện bản thân và vững vàng hơn trong cuộc sống.

Để đăng ký cho con học, vui lòng điền vào: Mẫu đăng ký học thử  

Hoặc gọi số hotline: 0984423335.

Novateen – Giáo dục cam kết chất lượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *