Hướng dẫn làm bài thơ Quê hương – Ngữ Văn lớp 9

Hướng dẫn làm bài thơ Quê hương - Ngữ Văn lớp 9

Novateen giới thiệu đến các em văn bản hướng dẫn làm bài thơ Quê Hương trong sách Ngữ Văn lớp 9. Hi vọng qua phần hướng dẫn này sẽ giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản và cách trình bày khi có đề bài về bài thơ Quê Hương.

Nội dung chính cần nắm trong bài thơ Quê Hương

Tế Hanh (1921 – 2009) sinh ra tại một làng chài ven biển ở xã Bình Dương huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Hình ảnh quê hương thân yêu theo suốt đời thơ của Tế Hanh. Dù ở bất kì đâu, trong bất kì hoàn cảnh nào, quê hương vẫn luôn là nguồn cảm hứng dạt dào, tha thiết để cảm xúc trong ông thăng hoa thành những bài thơ tuyệt bút. Bài thơ Quê hương là sáng tác mở đầu đầy ý nghĩa của Tế Hanh.

Xem thêm>>> Gợi ý phân tích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

1. Hai câu đầu: Tác giả giới thiệu về quê hương ngắn gọn, tự nhiên nhưng không kém phần tha thiết , bồi hồi:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Có cảm tưởng một làng chài ven biển với con sông Trà Bồng thơ mộng uốn khúc, lượn quanh đang hiện lên trong tâm tưởng, trong nỗi nhớ của Tế Hanh. Lời kể như ngân lên cảm xúc tự hào và nỗi nhớ khôn nguôi. Từ đó, hình ảnh làng chài quê hương hiện lên thật tươi sáng, sinh động.

2. Sáu câu tiếp theo: Cảnh thuyền chài ra khơi.

Nhớ về quê hương, đẹp nhất là hình ảnh quê hương trong lao đông:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Âm hưởng thơ nhẹ nhàng, phơi phới, những hình ảnh thơ trong sáng, phóng khoáng mở ra một khung cảnh thơ mộng, bình yên, báo hiệu một ngày lao động thành công.

Bài thơ Quê Hương
Bài thơ Quê Hương tả cảnh và tâm sự của người làng chài

Nổi bật trên khung cảnh ấy là hình ảnh con thuyền đang hăng hái ra khơi dưới bàn tay chèo lái khỏe khoắn, tự tin của dân làng chài. Biện pháp so sánh chiếc thuyền như con tuấn mã, cùng với những từ phăng, vượt gợi lên hình ảnh con thuyền đang băng mình ra khơi thật dũng mãnh, làm chủ biển khơi bao la. Nhưng ấn tượng  nhất là ở chữ hăng.

Hình ảnh so sánh (con tuấn mã) cho thấy vẻ đẹp, sự khỏe khoắn của con thuyền. Nhưng sẽ mất đi sức gợi nếu thiếu từ hăng diễn tả sức sống mạnh mẽ, dào dạt, khí thế hăng hái, hứng khởi của con thuyền. Nhưng sẽ mất đi sức gợi nếu thiếu từ hăng diễn tả sức sống mạnh mẽ, dào dạt, khí thế hăng hái, hứng khởi của con thuyền. Đó cũng chính là sức sống, khí thế của dân trai tráng – những con người hăng say lao động, tự tin, kiêu hãnh giữa biển cả, trời đất.

Đẹp hơn cả là hình ảnh cánh buồm căng gió biển khơi gợi được so sánh độc đáo, bất ngờ:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Bằng phép so sánh, cánh buồm vừa có hình, vừa có hồn, trở thành biểu tượng của làng chài thân thương. Chứa đựng trong đó hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó bao hy vọng của dân chài về những chuyến ra khơi bình yên. Cánh buồm quê hương theo bước chân những người đi biển, nâng đỡ đọng viên họ mạnh mẽ, vững tin trong hành trình lao động. Mang trong mình rất nhiều ý nghĩa, cánh buồm căng gió, biển khơi quen thuộc hàng ngày bỗng trở nên vừa đẹp đẽ, ấm áp. Vừa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, hùng tráng. Phải có một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, một tấm lòng yêu quê hương tha thiết, lắng sâu, Tế Hanh mới cảm nhận đươc “mảnh hồn làng”  trên “cánh buồm giương” như thế.

Xem thêm>>> Bí quyết học giỏi môn văn 9 để thi đỗ vào lớp 10

3. Tám câu tiếp theo: Cảnh thuyền cá trở về bến.

Khổ thứ ba là cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, say sưa, trong ồn ào, tấp nập:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

“Nhờ ơn trời biển lặng các đầy ghe”.

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Tế Hanh thật tài tình khi vừa đựng được bức tranh lao động khỏe khoắn, náo nhiệt đầy ắp niềm vui qua không khí ồn ào, tấp nập ; qua hình ảnh cá đầy ghe , vừa hiểu được tấm lòng người dân biển hồn hậu, chân thành qua lời cảm tạ đất trời đã đem đến cho sự bình yên, no ấm.

Trong cảm xúc tự hào, khâm phục về những người dân chài vừa vượt qua một hành trình lao động, Tế Hanh viết nên hai câu thơ thật hay khắc họa vẻ đẹp người dân chài:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Người dân làng chài luôn
Người dân làng chài luôn có cơ thể rắn rỏi

Thật hiếm có bức vẽ nào  về người lao động lại đẹp đến thế! Vẻ đẹp của cơ thể khỏe khoắn rắn rỏi; của phong thái từng trải, phong trần. Nhưng đẹp hơn cả là sức sống mạnh mẽ của họ giữa biển cả, đất trời. Họ vất vả, vật lộn để mưu sinh, dẻo dai, kiên cường dũng cảm trong sử thi, thần thoại. Những người dân chài, những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn trở nên gần gũi, thân thương, vừa phi thường, kì diệu.

Và phải chăng, trong thiên nhiên mọi sự vật đều có tâm hồn, hay con người yêu sự vật đã thay đổi linh hồn cho nó, để sự vật hiện lên như con người vậy?

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Nhờ phép nhân hóa được diễn tả bằng các từ im, mỏi, trở về, nằm, nghe con thuyền giống như một người lao động làng chài. Nó cũng biết nghỉ ngơi, thư giãn sau những chuyến ra khơi đầy vất vả. Nhưng đó không phải sự mệt mỏi, biếng lười mà là sự “mệt mỏi, say sưa” (chữ dùng của Hoài Thanh) bởi con thuyền đa góp phần không nhỏ, trong thành quả của hành trình lao động. Nhưng ấn tượng nhất là ở từ nghe  (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) khiến cho con thuyền trở nên có tâm hồn – một tâm hồn tinh tế, biết suy nghĩ, tự lắng nghe và cảm thấy chất muối – hương vị biển đang thấm dần trong cơ thể mình – đằm sâu, thắm thiết. Cảm giác chất muối thấm vào cơ thể đến đâu, con thuyền trở nên dạn dày, từng trải đến đó.

Hai câu thơ không đơn thuần tả cảnh. Hình ảnh con thuyền được gợi lên như chính con người. Chiều sâu của cảm xúc, của suy tư nơi con thuyền cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn, sự lắng sâu trong cảm xúc của con người nơi đây mà Tế Hanh bằng sựu nhạy cảm, tinh tế, bằng tình yêu quê hương tha thiết đã cảm nhận được.

4. Khổ cuối bài thơ Quê hương: Nỗi nhớ làng khôn nguôi.

Khổ thơ cuối của bài thơ Quê Hương như một thước phim làm hiện lại những hình ảnh về quê hương trong kí ức mà Tế Hanh luôn tưởng nhớ. Điệp khúc nhớ  diễn tả tấm lòng thiết tha, thành thực của Tế Hanh  về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc, hương vị. Tất cả đều bâng khuâng,xao xuyến, ám ảnh đối với Tế Hanh và cả người đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *