Học sinh THCS cần được giáo dục kỹ năng gì?

giáo dục kỹ năng

Ngoài kiến thức văn hóa trong khung chương trình giáo dục chuẩn. Học sinh THCS cũng cần được giáo dc kỹ năng để hoàn thiện bản thân. 

Bước vào bậc THCS cũng là thời điểm học sinh có nhiều thay đổi lớn về tâm sinh lý. Để giúp cho học sinh trưởng thành một cách an toàn, các em cần được giáo dục kỹ năng. Kỹ năng ở đây gồm cả kỹ năng sống và kỹ năng mềm. Việc giáo dục kỹ năng cho học sinh THCS sẽ quyết định 60-70% tới tính cách và sự thành công của trẻ sau này.

Dưới đây là những nội dung mà học sinh THCS cần được giáo dục kỹ năng.

Kỹ năng tự phục vụ bản thân

Ở tuổi 12-15, học sinh có thể tự làm nhiều việc để phục vụ bản thân mình. Nếu như trước đó các em đều được bố mẹ chăm lo từ ly từng tí. Thì bây giờ các em có thể làm được nhiều việc để chăm lo cho bản thân. Từ việc tự nấu đồ ăn cho mình, giặt giũ vài món đồ,… Khi được giáo dục kỹ năng đầy đủ, việc tự phục vụ bản thân ở học sinh không phải việc khó.

giáo dục kỹ năng
Giáo dục kỹ năng cho học sinh quan trọng tương đương với giáo dục văn hóa.

Kỹ năng xác định và đặt mục tiêu

Ngoài những định hướng và dẫn dắt của bố mẹ. Học sinh cấp 2 nên học dần cách xác định và đặt mục tiêu của riêng mình. Để đặt được mục tiêu vừa sức và khả thi, học sinh cần được hướng dẫn từ thầy cô và bố mẹ. Hãy bắt đầu từ những điều bình dị nhất, như đạt điểm giỏi, học nấu cơm, học đi xe đạp,… Việc đặt mục tiêu giúp con biết nỗ lực và phấn đấu hơn. Chứ không thụ động chờ mọi thứ xảy đến trong cuộc sống.

Kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian hiệu quả

Khi đã có mục tiêu, học sinh cần biết cách sắp xếp và quản lý thời gian để đạt được mục tiêu đó. Ở trường tiểu học, ít nhiều học sinh có được giáo dục kỹ năng về việc quản lý thời gian. Tuy nhiên, lên cấp 2, khối lượng bài vở nhiều hơn, nhưng lại thiếu các tiết học dạy học sinh những điều này.

Kỹ năng làm chủ cảm xúc

Cảm xúc là thứ quyết định đến nhiều vấn đề trong cuộc sống. Học sinh được giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc sẽ có một cuộc sống thuận lợi hơn. Tránh làm hỏng các sự việc lẫn mối quan hệ trong cuộc sống.

Kỹ năng nhận thức và tự đánh giá bản thân

Người xưa có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Để có thể đạt được những mục tiêu đề ra, học sinh cần nắm được năng lực của bản thân đến đâu. Đơn cử như đặt mục tiêu trở thành học sinh giỏi nhất lớp, thì phải xem năng lực của mình đủ để làm được điều đó hay không.

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử xã hội

Lời ăn tiếng nói là thứ quan trọng nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ. Khi học sinh được giáo dục kỹ năng về giao tiếp ứng xử trong những tình huống cụ thể. Học sinh sẽ gìn giữ được nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Kỹ năng hợp tác và chia sẻ

Có nhiều điều trong cuộc sống học sinh cần hợp tác và chia sẻ với mọi người. Không chỉ dựa vào bản năng, học sinh cũng cần rèn luyện kỹ năng để làm điều đó.

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Tự tin đứng trước đám đông là điều mà không phải ai cũng làm được. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều dịp trong đời học sinh phải thực hiện việc này. Giáo dục kỹ năng thuyết trình cho học sinh sẽ giúp các em có những bài phát biểu tốt đẹp hơn. Vừa được thầy cô bạn bè đánh giá cao lại còn giúp các em mạnh dạn hơn trong cuộc sống.

Kỹ năng ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống

Có rất nhiều tình huống khó khăn có thể xảy ra trong cuộc sống. Ví như xe thủng, mất điện, hết nước, mưa bão, bạn bè lừa dối, thi trượt,… Học sinh THCS cần được giáo dục tất cả những kỹ năng để ứng phó với những vấn đề đó.

giáo dục kỹ năng
Có nhiều tình huống khó khăn trong cuộc sống mà học sinh cần được trang bị kỹ năng để tự biết cách vượt qua.

Kỹ năng phán đoán và đánh giá người khác

Cũng giống như kỹ năng tự nhìn nhận về bản thân. Kỹ năng phán đoán và đánh giá người khác cũng rất quan trọng. Phán đoán và đánh giá đúng người khác giúp cho học sinh có cái hành động hay quan điểm chính xác hơn. Tạo thuận lợi cho nhiều sự việc diễn ra trong cuộc sống thường ngày.

Những lưu ý khi giáo dục kỹ năng cho học sinh

Không áp đặt

Thường thì các bậc phụ huynh hay nhà trường đều cho rằng trẻ học cấp 2 còn nhỏ. Mọi vấn đề trong cuộc sống của các em trước đây đều được định hướng và dẫn dắt. Thậm chí đôi khi là áp đặt. Con phải làm thế này, con không được như thế kia,… Điều đó vô hình chung làm cho học sinh cảm thấy miễn cưỡng, bực bội. Hãy nhớ, ở tuổi các em, có nhiều vấn đề có thể cho tự bản thân quyết định rồi. Cha mẹ hay nhà trường không nên áp đặt quá nhiều kẻo xôi hỏng bỏng không.

Tôn trọng tính độc lập

Mỗi một con người đều là một cá thể độc lập. Cho dù là khi mới 5 tuổi hay 15 tuổi. Tôn trọng tính độc lập của học sinh sẽ giúp các em nhận biết về bản thân rõ ràng hơn. Điều này cũng giúp các em rèn luyện được thành thục những kỹ năng đã nói ở trên.

giáo dục kỹ năng
Giáo dụ kỹ năng cho học sinh trên cơ sở tôn trọng sự độc lập của các em.

Ưu tiên trải nghiệm

Tục ngữ có câu “học đi đôi với hành”. Nếu như các em học sinh được giáo dục kỹ năng mà lại không có điều kiện thực tế để áp dụng và trải nghiệm. Thì việc giáo dục không mang lại hiệu quả tối ưu. Đôi khi người lớn cần tạo ra những tình huống khác nhau để xem kỹ  năng ứng phó của các em tới đâu. Và nếu như xuất hiện những hạn chế thì lập tức sửa chữa cho các em. Nếu các em nấu cơm khê, hãy chỉ cho các em nấu sao cho thật ngon. Nếu các em không có thời gian để ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày do không biết quản lý thời gian hiệu quả. Thì phụ huynh và thầy cô hoàn có thể gợi ý cho các em một vài phương pháp.

Coi trọng giáo dục đạo đức

Mục đích cao nhất của việc giáo dục kỹ năng cho học sinh chính là để các em có một cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình giáo dục kỹ năng cũng cần hướng các em đến những hành vi tốt đẹp. Đạo đức vẫn là một yếu tố quan trọng. Bởi vì có kỹ năng tốt mà đạo đức tồi thì con người sẽ biến thành kẻ ích kỷ, làm ảnh hưởng đến gia đình và cộng đồng.

Lắng nghe và cùng trò chuyện

Trò chuyện với con lứa tuổi 12-15 luôn là khó khăn của nhiều bậc phụ huynh. Thành ra không nắm bắt được con muốn được trang bị thêm kỹ năng nào cho cuộc sống. Những thứ bố mẹ cho là cần thiết thì con không cần. Những thứ con muốn được giáo dục thì bố mẹ lại không quan tâm. Vậy nên, để giáo dục kỹ năng cho trẻ, trước hết bố mẹ phải lắng nghe và trò chuyện cùng con.

Vào đây để đăng ký học thử miễn phí cho con tại Novateen. Số điện thoại tư vấn miễn phí: 098.442.3335.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *