Hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt

Hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt

Nhận diện các phương thức biểu đạt là câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn. Novateen sẽ hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt để giúp các em ôn luyện tốt

Nhận diện các phương thức biểu đạt là một trong những nội dung trọng tâm của dạng bài Đọc – hiểu

Phương thức biểu đạt Tự sự

Khái niệm – Tự sự là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Đặc

điểm

và

dấu

 hiệu nhận

biết

– Có nhân vật (nhân vật có tính cách: nhân vật chính, nhân vật phụ).

– Có cốt truyện, sự kiện.

– Có trình tự kể: theo thời gian, không gian, tâm tưởng, kết hợp thời gian – không gian…

+ Ngôi kể (Phương thước trần thuật):

  • Trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhân vật tự kể chuyện).
  • Trần thuật từ ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình).
  • Trần thuật từ ngôi thứ ba người kể chuyện giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (lời nửa trực tiếp).
Thể

loại

– Truyện dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

 – Truyện ngắn.

Ví

dụ

minh

họa

Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.

(Trích truyện cổ tích Tấm Cám)

Phương thức biểu đạt Miêu tả

Khái niệm – Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người…
Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết – Sử dụng nhiều động từ, tính từ, các biện pháp tu từ.

– Có thể diễn tả hình dáng bên ngoài và thế giới nội tâm của con người; hoặc tái hiện lại cảnh vật, đặc điểm sự vật.

Thể

loại

– Tùy bút.

– Bút kí.

– Các trường đoạn miêu tả: cảnh, người… trong các tác phẩm.

Ví

dụ

minh

họa

Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

(Trích Trong cơn gió lốc – Khuất Quang Thụy)

 

Tổng quan về các phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt Biểu cảm

Khái niệm – Là phương thức dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Đặc điểm và

dấu

hiệu

nhận

biết

– Có các câu văn, câu thơ nêu  cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình (chú ý là của tác giả – người viết, chứ không phải là cảm xúc của nhân vật trong truyện).

– Cảm xúc cần nhân văn, tốt đẹp.

– Mang đậm màu sắc cá nhân.

– Sử dụng kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm thể hiện rõ cho cảm xúc.

 

Thể

loại

– Thơ trữ tình.

– Ca dao.

– Bài văn biểu cảm.

– Nhật kí, thư từ cá nhân.

Ví

dụ

minh

họa

Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù đó là sự thật:

Giặc bắn em rồi quăng mất xác

Chỉ vì em là du kích em ơi!

Đau xé lòng anh chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi.

(Trích Quê hương – Giang Nam)

Nhận xét:

– Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là biểu cảm.

– Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là nỗi đau đớn tột cùng khi nhận được tin em bị giặc bắn cùng với nỗi bàng hoàng, căm giận. Cuối cùng là tình cảm yêu thương, trân trọng trước sự hi sinh của người con gái đã xả thân vì dân tộc. Tất cả những kỉ niệm về mối tình trong sáng khiến nhân vật trữ tình thêm gắn bó và yêu quê hương mình tha thiết.

Phương thức biểu đạt Thuyết minh

Khái niệm – Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải… những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
Đặc điểm và

dấu

hiệu

nhận

biết

– Cần chọn lọc tri thức theo từng đối tượng mục tiêu thuyết minh nhất định để khiến người đọc có thêm hiểu biết về vấn đề thuyết minh.

– Cần khách quan, hạn chế nêu những quan điểm và cảm nhận cá nhân.

– Ngôn từ sáng rõ, cụ thể, trong sáng, câu văn gãy gọn, có thể sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, liệt kê…) giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về đối tượng được thuyết minh.

Thể

loại

– Bài giới thiệu.

– Sách giáo khoa, sách chuyên ngành.

– Bài thuyết trình của hướng dẫn viên.

– Bài thu hoạch, bài nghiệm thu.

– Bài phóng sự, bản tin.

Ví

dụ

minh

họa

Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải

 

Sơ đồ tư duy về các phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt Nghị luận

Khái

niệm

– Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn luận về một vấn đề nào đó trong xã hội như: phải – trái, đúng – sai, tốt – xấu… nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt,  thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết – Gồm các luận điểm lớn và các luận điểm nhỏ.

– Các luận cứ, luận chứng, lí lẽ phải chặt chẽ, thuyết phục.

Thể

loại

– Bài phát biểu, diễn văn.

– Bài nghiên cứu, phê bình.

– Bài phóng sự, bài bình luận.

Ví

dụ

minh

họa

Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn… Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn.

                 (Trích Giáo án giảng dạy Ngữ văn 11 – Nguyễn Thành Huân)

Phương thức biểu đạt  Hành chính – công vụ

Khái

niệm

– Hành chính – công vụ là phương thức dùng để giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí như: thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…
Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết – Rất khách quan, không chêm xen cảm xúc và văn phong cá nhân.

– Ngắn gọn, một nghĩa, tránh cách trình bày đa nghĩa, tu từ.

Thể

loại

– Đơn từ.

– Biên lai.

– Luật, Hiến pháp.

– Thông tư, nghị định, báo cáo.

Ví

dụ

minh

họa

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng

Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lí người có hành vi tham nhũng.

 

 

  

 

  

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *