Hệ thống kiến thức Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là một trích đoạn quan trọng trong Truyện Lục Vân Tiên. Bài viết này sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của đoạn trích. Hãy tham khảo!

Khái quát chung

Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên/Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Truyện Lục Vân Tiên

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Trích đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

– Trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu của tác phẩm.

Kiến thức trọng tâm trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”

Nhân vật Lục Vân Tiên

Khi bắt cướp

* Trước khi giao chiến (8 câu thơ đầu)

– Hành động:

+  Hành động nhanh chóng, quyết đoán.

+  Vũ khí thô sơ: “gậy” => Tinh thần anh dũng.

– Lời nói:

“ Kêu rằng… hung đồ hại dân.”

+ Lời nói chính nghĩa, dõng dạc, không run sợ.

=> Nhận xét:

– Phẩm chất của anh hùng: sẵn sàng bảo vệ chính nghĩa, trừng trị gian ác, gan góc, quả cảm.

=> Hình ảnh người anh hùng lí tưởng.

* Khi giao chiến (6 câu thơ tiếp)

– Hành động: “tả đột hữu xông”: chủ động chiến đấu.

– Hình ảnh so sánh: “Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” => làm nổi bật sức mạnh, khí thế, tài năng võ nghệ của Lục Vân Tiên.

=> Nhận xét:

– Lời thơ chân chất, mộc mạc.

– Nghệ thuật tương phản: Lục Vân Tiên >< Bọn cướp.

– Nổi bật hình ảnh Lục Vân Tiên với sức mạnh của nhân nghĩa, lẽ phải, của tình yêu thương và lòng dũng cảm kiên cường => hiện thân của người anh hùng thượng võ, sẵn sàng cứu khốn phò nguy, dám bênh vực kẻ yếu, tiêu diệt mọi thế lực tàn bạo.

=> Chân lý: thiện thắng ác.

Khi trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga

– Với Kiều Nguyệt Nga:

+ Hỏi han

+ Động lòng

+ An ủi

=> Khiêm nhường, chính trực, cảm thông trước nỗi bất hạnh của hai cô gái. Là một con người từ tâm nhân hậu.

– Khi Kiều Nguyệt Nga tỏ ý muốn tri ân:

+ “Khoan khoan… phận trai”: trong sáng, tinh tế, Nho sinh trọng đạo lý “nam nữ thụ thụ bất thân”

+ “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”: trọng nghĩa khinh tài, tinh thần nghĩa hiệp hảo hán.

=> Hình tượng anh hùng lí tưởng để Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng vào con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu.

Nhân vật Kiều Nguyệt Nga

– Khi giãi bày với Lục Vân Tiên:

+ Xưng hô: “quân tử” – “tiện thiếp” => vừa trân trọng, vừa khiêm nhường.

+ Hành động: “lạy”, “thưa”: có học thức, biết lễ nghĩa.

+ Lời nói:  “Làm con đâu dám cãi cha…bụi dơ đã phần”

=> Trình bày rõ ràng, khúc chiết, vừa mang tính trả lời các câu hỏi của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện niềm cảm kích chân thành đối với ân nhân cứu mạng.

– Khi tỏ vẻ muốn báo đáp:

+ Áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn.

=> Trọng ơn nghĩa.

=> Kiều Nguyệt Nga là cô gái khuê các, hiền hậu, nết na, có học thức, có hiếu, có giáo dục, ân tình, trọng ân nghĩa.

=> Đại diện cho những con người luôn đặt ân nghĩa lên hàng đầu, coi ân nghĩa là gốc rễ của đạo đức.

Bài viết trên là hệ thống toàn bộ kiến thức của trích đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Novateen hy vọng bài viết này sẽ giúp học sinh kiểm tra và khắc sâu kiến thức của bài học này. Để học tốt Ngữ văn 9 hơn nữa, cha mẹ hãy đưa con đến với Novateen để được khơi dậy niềm yêu thích Ngữ văn cho con. Phương pháp học tập linh động, đổi mới thường xuyên, kích thích sự hứng thú với môn học cho học sinh.

Cha mẹ quan tâm liên hệ hotline để được tư vấn: 098.442.3335. Hoặc đăng ký học thử cho con để giúp con có trải nghiệm tuyệt vời trước khi quyết định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.