Hệ thống kiến thức Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là một tác phẩm quan trọng trong Ngữ Văn lớp 9. Bài viết này sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức tác phẩm một cách hoàn chỉnh nhất.

Khái quát chung tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Tác giả: Nguyễn Dữ

Câu hỏi: Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ

Đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương trích “Truyền kỳ mạn lục”

Câu hỏi: Nêu ngắn gọn hiểu biết về thể loại truyện truyền kì

– Nguồn gốc: Truyện truyền kỳ là thể văn xuôi thời trung đại, có nguồn gốc Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường.

– Đặc điểm:

+ Truyện thường mô phỏng những cốt truyện dân gian, truyền thuyết lịch sử hoặc dã sử.

+ Trong tác phẩm thường có sự đan xen những yếu tố kỳ lạ, hoang đường.

Câu hỏi: Giải nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục

– Truyền kỳ mạn lục: ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ được lưu truyền.

Câu hỏi: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

– Hoàn cảnh ra đời:

+ Truyền kỳ mạn lục: Đầu thế kỉ XVI – thời kỳ xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong. Những mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, quan hệ xã hội dần phức tạp. Cùng với đó là sự phân hóa mạnh mẽ của các tầng lớp xã hội.

+ Chuyện người con gái Nam Xương: là truyện thứ 16 trong tập truyện. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam tên là “Vợ chàng Trương”. Song phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân đạo.

Kiến thức trọng tâm tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”

Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương

Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương

Nguyên nhân bi kịch của Vũ Nương

Nguyên nhân bi kịch của Vũ nương

Vai trò của yếu tố kỳ ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện mang màu sắc truyện cổ dân gian với các yếu tố kỳ ảo. Một số hình ảnh mang yếu tố kỳ ảo như: Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh đến kêu cứu rồi hôm sau chàng thả mai rùa xanh; Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến và gặp, trò chuyện với Vũ Nương, được trở về dương thế; Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang. Những chi tiết kỳ ảo này có nhiều tác dụng:

– Tăng sức hấp dẫn bằng sự ly kỳ và trí tưởng tượng phong phú.

– Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự

– Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.

– Khẳng định niềm cảm thương đối với sự bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Ý nghĩa chi tiết cái bóng

Một trong những yếu tố tạo nên thành công cho tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ chính là nghệ thuật xây dựng chi tiết cái bóng.

– Cái bóng là một chi tiết đặc sắc. Đó là một sáng tạo nghệ thuật làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích. Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Nó vừa đóng vai trò thắt nút, vừa đóng vai trò mở nút.

– Góp phần thể hiện tính cách nhân vật: Bé Đản ngây thơ, Vũ Nương yêu thương chồng con, Trương Sinh hồ đồ đa nghi.

– Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến suy tàn. Khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh.

Trên đây là hệ thống kiến thức Chuyện người con gái Nam Xương giúp các con ôn luyên một cách đầy đủ. Để con học giỏi môn Ngữ Văn hơn, phụ huynh hãy đưa con đến với Novateen ngay hôm nay. Novateen khẳng định mang đến những phương pháp học tập hiệu quả và những bài học hấp dẫn.

Để biết thêm thông tin, cha mẹ hãy liên hệ số 098.442.3335 hoặc có thể ĐĂNG KÝ HỌC THỬ cho con trước khi quyết định học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *