Đề thi tuyển sinh vào 10 THPT Môn Ngữ Văn năm học 2017 – 2018

de-thi-vao-10-ngu-van

Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10, NovaTeen giới thiệu Đề thi tuyển sinh vào 10 THPT Môn Ngữ Văn năm học 2017 – 2018 của Thành phố Hà Nội. Hi vọng rằng thông qua đề thi môn Ngữ Văn này các em năm được cách ra đề. Đồng thời là một tài liệu để các em có thể thử sức và đánh giá kiến thức của chính mình.

 Đề thi tuyển sinh vào 10 THPT Môn Ngữ Văn năm học 2017 – 2018

Phần I. Phần đọc hiểu văn bản (4đ)

Mở đầu bài thơ “ Nói với con”, nhà thơ Y Phương viết:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

( Ngữ văn 9, tập hai, NXB giáo dục Việt Nam, 2016)

1, Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thư trên? (1,0 đ)

2, Cách miêu tả bước chân con “ chạm tiếng nói”, “ tới tiếng cười”có gì đặc biệt? Qua đó, tác giả thể hiện được điều gì? (1đ)

3, Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: “ được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người” ? (2đ)

II, Phần làm văn (6đ)

Cho đoạn trích:

Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèo, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, sẻ hào, khuân đá … Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

( Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

  1. Đoạn văn trên được trích từ đạn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này. (1đ)
  2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ nào của ông với làng kháng chiến? (1,0 đ)
  3. Xét về mục đích nói, câu văn “ Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?” thuộc kiểu câu gì? Vì sao nói nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu hiện của tình cảm công dân? (1 đ)
  4. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, có sử dụng câu ghép và phép thế ( gạch chân dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế) để khẳng định: Truyện đã khăc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến.
de-thi-vao-10-ngu-van
Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn – TP Hà Nội

GỢI Ý CÁCH LÀM

I, Phần đọc hiểu (4,0 đ)

  1. Ghi lại chính xác 7 dòng thơ tiếp  theo những dòng thơ trên, như SGK Ngữ văn 9, tập 2.
  2. Cách miêu tả đặc biệt vì “ tiếng nói”, “tiếng cười” là âm thanh, niềm vui trừu tượng, vô hình mà chân con lại có thể chạm tới được. Qua đó, tác giả thể hiện không khí đầm ấm, quấn quýt, yêu thương và những cảm nhận về sụ kì diệu của tình yêu thương và hạnh phúc gia đình.
  3. Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người.

Đoạn văn phải:

+ Bày tỏ nhận xét, suy nghĩ, thái độ của bản thân (đồng tình, bổ sung hoặc có thể đối thoại) với quan niệm “Được sống tong yêu thương là hạnh phúc của mỗi người”.

+ Bàn luận về những biểu hện về mối quan hệ giữa tình yêu thương với hạnh phúc.

+ Liên hệ với những ứng xử của bản thân với mọi người để mang lại hạnh phúc cho bản thân và mọi người.

  1. Phần làm văn (4 đ)

Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn “Làng” của tác giả Kim Lân.

Hoàn cảnh sáng tác: Truyện được viết năm 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

  1. Thí sinh ghi lại được 4 trong số các từ, cụm từ được nhắc lại: làng, lại nghĩ, cũng, lại muốn, nhớ, cái làng.

+ Ghi lại được 2 trong số các kỉ niệm của nhân vật về làng kháng chiến: những ngày cùng làm việc với anh em; hát hỏng, bông phèng, đào cuốc mê man suốt ngày, cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.

  1. Câu văn thuộc kiểu nghi vấn.

– Nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu hiện của tình cảm công dân vì lúc nào ông Hai cũng lo cho việc chung – việc làng, việc nước, việc kháng chiến.

  1. Yêu cầu:

Viết đoạn văn quy nạp, tức câu chủ đề là câu cuối đoạn. Đoạn văn phải có câu ghép và phép thế. Sau khi viết xong, thí sinh cần chỉ rõ câu chủ đề, câu ghép và biểu hiệ của phép thế trong đoạn.

Những ý chính cần đạt:

– Truyện khắc họa hình tượng người nông dân Việt Nam trong kháng chiến tập trung qua nhân vật ông Hai.

+ Đó là một lão nông hiền lành, chất phác.

+ Đó là một lão nông rất yêu làng, luôn tự hào về làng của mình (dẫn chứng).

+ Nhưng ở ông, tình yêu nước, yêu cách mạng, yêu kháng chiến bao trùm lên tất cả: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây thì phải thù!”.

– Nghệ thuật: Xây dựng tình huống đặc sắc, miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, ngôn ngữ gần gũi, giản dị.

=> Ông Hai tiêu biểu cho những người nông dân yêu nước. Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh người nông dân trong kháng chiến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *