Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn Tỉnh Hà Nam 2017-2018

Hướng dẫn giải Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Hà Nam

NovaTeen giới thiệu đến các bạn Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn Tỉnh Hà Nam 2017-2018. Hi vọng với đề thi này các bạn ôn luyện để thi vào 10 hiệu quả.

Xem thêm>>> Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn năm học 2017-2018 Hưng Yên

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN THPT NĂM HỌC 2017 – 2018

I, Phần đọc hiểu (3đ)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe không có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim

(trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập I)

Tiểu đội xe không kinh trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước
Tiểu đội xe không kinh trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước
  1. Xác định thể thơ của đoạn văn trên
  2. Hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ được thể hiện qua những hình ảnh nào trong đoạn thơ?
  3. Tìm và phân tích ý nghĩa, tác dụng của hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ.
  4. Qua đoạn thơ, tác giả đã gửi tới người đọc điều gì?

II, Phần tập làm văn (7đ)

Câu 1: (2đ)

Từ vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe được gợi ra ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Câu 2 (5đ)

Nhận xét về nhân vật bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, có ý kiến cho rằng : Nét nổi bật ở nhân vật này là tình yêu cha tha thiết, cảm động. Từ những hiểu biết về nhân vật bé Thu, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

GỢI Ý CÁCH LÀM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

Phần đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1:

Đoạn văn trên được viết theo thể thơ 8 chữ.

Câu 2:

Hiện thực khắc nghiệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ được thể hiện qua những hình ảnh: “không có kính”, “không có đèn”, “không có mui xe”, “thùng xe có xước”.

Câu 3:

Hình ảnh hoán dụ “trái tim”, chỉ những người lính lái xe trên tuyến đường Trừơng Sơn – những con người có tinh thần trách nhiệm cao cả, ý chí chiến đấu gang thép, có lòng yêu tổ quốc vô biên, sẵn sàng lên đường chiến đấu, bảo vệ miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 4:

qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi tới người đọc:

– Hiện thực gian khổ, khốc liệt nơi chiến trường thời kháng chiến chống Mỹ.

– Vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn – thế hệ vàng cho tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ.

– Gửi gắm tới chúng ta bài học “Uống nước nhớ nguồn” – luôn ghi nhớ công ơn của những thế hệ cha anh đã đứng lên bảo vệ dất nước trước bom đạn kẻ thù và khơi dậy ý thức trách nhiệm của các thế hệ sau đối với thế hệ trước.

Phần II: Phần tập làm văn (7,0 đ)

Câu 1: (2đ)

Về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước, đất nước mạnh hay yếu đều tùy thuộc vào lớp trẻ. Bởi vậy những người trẻ hôm nay cần nhận thức rõ sứ mệnh lịch sử của mình, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, gánh vác những trách nhiệm mà cha ông giao cho.

– Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ: Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, đất nước mạnh hay yếu đều tùy thuộc vào lớp trẻ. Bởi vậy những người trẻ hôm nay cần nhận thức rõ sứ mệnh lịch sử của mình, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, gánh vác những trách nhiệm mà cha ông giao cho.

– Đặc điểm, tình hình của đất nước trong giai đoạn hiện nay:

+ Chúng ta vẫn giữ vững được thành quả cách mạng  của ông cha, đang trên đà phát triển, hướng tới là một nước công nghiệp giàu mạnh, đời sống nhân dân, ấm no, hạnh phúc.

+ Chúng ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới, có nhiều cơ hội giao lưu học hỏi, phát triển song cũng có ko ít thách thức.

+ Chủ quyền của dân tộc vẫn thường bị đe dọa, nhất là trên biển Đông.

– Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay:

+ Khắc sâu công ơn của thế hệ đi trước, bảo vệ, giữ gìn nền hòa bình, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Biến mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trở thành sự thực.

+ Đưa Việt Nam sáng ngang tầm với các nước đang phát triển trên thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

– Những việc nên và không nên ở lớp trẻ hiện nay:

+ Nêm ra sức học tập, trau dồi kiến thức, kĩ năng (nhất là học ngoại ngữ), rèn luyện thể chất để có sức khỏe, trí tuệ, phục vụ cho công cuộc bảo vệ, xây dựng, phát triển kinh tế đất nước.

+ Nên sống chủ động, tự lập, phát huy thế mạnh của người Việt Nam: Cần cù, chăm chỉ, đoàn kết, nhân ái, ham học hỏi… tránh xa lười biếng, ỉ lại, sự ích kỉ, đố kị, nên mạnh dạn sáng tạo, tránh sự dập khuân, máy móc….

+ Nên đề cao cảnh giác trươc âm mưu chống phá nhà nước của các thế lực thù địch…

 

Câu 2 (5đ):

1, Mở bài
– Giới thiệu tác giả:

Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Các sáng tác củ ông hầu như chỉ xoay quanh cuộc sống của con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như khi hòa bình

– Giới thiệu tác phẩm:

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, được in trong tập truyện cùng tên.

+ Đó là câu truyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le, khốc liệt của chiến tranh.

– Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận:  

2, Thân bài
a, Giải thích ý kiến

– Ý kiến đã nêu đúng đặc điểm nổi bật trong tính cách, tâm hồn của bé Thu là tình yêu cha tha thiết, cảm động, bởi lẽ tình yêu ấy được nuôi dưỡng âm ỉ qua thời gian tám năm xa cách, trải qua một thử thách tâm lý – cuộc đoàn tụ bất ngờ nhưng ngắn  ngủi và rồi bùng cháy mãnh liệt trong giờ phút chia li.

– Dẫu rằng, ở nửa đầu câu chuyện, con bé thờ ơ, lạnh nhạt, tỏ ra ương bướng, lì lợm, kiên quyết tỏ ra từ chối mọi sự quan tâm của ông Sáu, không chịu gọi ông bằng ba, mãi đến khi ông Sáu phải tạm biệt mọi người, trở về với đơn vị, nó mới nhận ông – cách xử sự của Thu không giống nhau ở mỗi phần nhưng tất cả đều xuất phát từ tình yêu cha và khao khát gặp cha trong sâu thẳm tâm hồn cô bé.

b, Chứng minh ý kiến

Ở phần này, các em cũng cần :

– Nêu ngắn gọn về hoàn cảnh của bé Thu, tình huống sự trở về bất ngờ và nhiều thay đổi của ông Sáu.

– Chưng minh tình yêu cha tha thiết, cảm động của bé Thu theo hai chặng: trước và sau khi nhận ông Sáu làm ba.

Lưu ý: Bìa văn chứng minh cần có nhiều dẫn chứng, dẫn chứng phải chính xác và phù hợp.

c, Bàn luận, mở rộng ý kiến

– Ý kiến đã nêu đúng đặc điểm nổi bật của bé Thu. Đó cũng là một phần của đề tài mà nhà văn muốn hướng tới: tình phụ tử, tình cảm gia đình trong chiến tranh.

3. Kết bài

– Khẳng định lại ý kiến

– Cảm nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.

Link đăng ký học thử: Vào đây. Số điện thoại tư vấn miễn phí: 0984.42.3335 – 0989.49.2020.
Hoặc truy cập fanpage: Novateen – Thi vao 10.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *