Đề thi thử vào lớp 10 Môn Văn đợt 2 tại trường THCS Khương Đình và hướng dẫn giải chi tiết

Đề thi thử vào lớp 10 đợt 2 tại trường THCS Khương Đình và hướng dẫn giải chi tiết

Novateen giới thiệu tới các em học sinh đề thi thử vào lớp 10 đợt 2 tại trường THCS Khương Đình. Các em thử sức với đề thi này nhé!

Đề thi thử vào lớp 10 trường THCS Khương Đình – Hà Nội

Phần I (6,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

-Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

(Trích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)

  1. Đoạn văn trên có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra những dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó.
  2. Lời tâm sự của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên là lời của nhân vật nào? Tại sao khi đọc xong truyện, ta vẫn không biết tên riêng của nhân vật? Em hiểu dụng ý của tác giả như thế nào?
  3. Chép lại chính xác câu văn có chứa chủ đề truyện ngắn trên?
  4. Từ những hiểu biết về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) theo cách lập luận quy nạp, làm rõ những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật mà em đã xác định ở câu 2. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và một câu ghép (Gạch chân, chỉ rõ).

Xem thêm>>> Đáp án đề thi Ngữ Văn vào lớp 10 trường THPT chuyên KHTN năm 2018

Phần II. (4,0 điểm)

  1. Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi có hai câu thơ miêu tả mùa thu:

“Sáng trong mát như sáng năm xưa”

Gió thổi mùa thu hương cốm mới”

Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh cũng có hai câu thơ miêu tả mùa thu bằng một làn hương. Hãy chép chính xác khổ thơ có hai câu thơ đó và chỉ ra nét tương đồng trong cách cảm nhận mùa thu của Hữu Thỉnh và Nguyễn Đình Thi.

Cốm thường có vào mùa thu
Cốm thường có vào mùa thu
  1. Nhan đề “Sang thu” được cấu tạo đặc biệt như thế nào? Cấu tạo ấy mang đến cho nhan đề ý nghĩa gì?
  2. Cuối bài “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã dùng hình ảnh “sấm” để ẩn dụ cho những biến động bất thường, cho những gian nan thử thách mà con người gặp phải trên đường đời. Với những hiểu biết về xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ bằng  một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) về những khó khăn thử thách mà thế hệ trẻ có thể sẽ gặp trong đường đời cùng cách ứng xử cần có trước những khó khăn thử thách ấy.

Xem thêm>>> Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – Sở GD&ĐT Bình Phước

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN 9 – NĂM HỌC 2018 – 2019

Câu hỏi Hướng dẫn chấm Điểm
Phần I   6,0
Câu 1

(0,5 đ)

– Hình thức ngôn ngữ được sử dụng: đối thoại.

– Dấu hiệu nhận biết về hình thức: có dấu gạch ngang đầu dòng, đánh dấu một lời nói.

0,25

0,25

Câu 2

(1,5 đ)

– HS chỉ ra được đó là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ.

– Khi đọc xong truyện, ta vẫn không biết tên riêng của nhân vật mà chỉ phân biệt được công việc của họ đã làm như: Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư,… vì tác giả muốn vô danh họ.

– Tác dụng: Tác giả muốn ngợi ca những con người âm thầm lặng lẽ, tự giác, làm việc hết mình vì đất nước, vì cuộc sống,….

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

Câu 3

(0,5 đ)

Câu chứa chủ đề của tác phẩm: “Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ vậy cho đất nước”. 0,5 đ
Câu 4

(3,5 đ)

HS nêu được những ý chính sau:

Về nội dung:

– Anh có những suy nghĩ đẹp

+ Ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc của mình là có ích cho cuộc sống, cho mọi người,…

+ Cuộc sống của anh không hề cô đơn, buồn tủi như những người khác nghĩ. Bởi anh biết tạo niềm vui trong công việc đó là đọc sách,…

– Anh có hành động đẹp

+ Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua cái gian khổ của hoàn cảnh, làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao,…

+ Vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng không một bóng người,…

– Anh có nếp sống đẹp: Anh biết sắp xếp cuộc sống một mình ngăn nắp như chủ động trồng hoa, nuôi gà, trồng cây thuốc, tự học và đọc sách,..

– Anh còn có phong cách sống đẹp:

+ Cởi mở, chân thành, hiếu khách, rất quý trọng tình cảm của mọi người: biếu vợ bác lái xe gói tam thất, hái một bó hoa rực rỡ tặng cô kĩ sư, tặng ông họa sĩ làn trứng gà, anh còn đếm từng phút vì sợ hết 30 phút quý báu,…

+ Khiêm tốn, thành thực: Cảm thấy công việc và những đóng góp của  mình là nhỏ bé,… Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung, anh đã từ chối và nhiệt tình giới thiệu những người khác mà anh cho rằng đáng vẽ hơn.

Về hình thức:

– Đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt theo lối quy nạp.

– Có sử dụng phép nối và câu ghép, gạch chân và chú thích rõ.

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

Phần II   4,0 đ
Câu 1

(1,0 đ)

– Chép chính xác khổ thơ có làn hương trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

– Chỉ ra nét tương đồng trong cách cảm nhận mùa thu của Hữu Thỉnh và Nguyễn Đình Thi: Cảm nhận giống nhau về tín hiệu mùa thu về qua hương thơm của hoa trái.

0,5 đ

0,5 đ

Câu 2. – Nhan đề được cấu tạo từ một động từ và danh từ. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa động từ lên trước danh từ.

– Tác dụng: gợi khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu, thể hiện cảm nhận sâu sắc tinh tế, sự giao cảm giữa con người với đất trời và ẩn giấu tâm sự về cuộc đời con người.

(“Sang thu”: còn mang nghĩa ẩn dụ cho việc con người bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời. Đó là giai đoạn tuổi trung niên. Điều đó góp phần lý giải những lưu luyến, bịn rịn của tam hồn con người với mùa hạ (sự sôi nổi, những khao khát của tuổi trẻ) đang đi qua.)

0,5 đ

0,5 đ

Câu 3

(2 đ)

Các ý chính cần đạt

Về nội dung

– Giải thích khái niệm:

+ Khó khăn thử thách là những trở ngại, sóng gió biến cố bất thường mà ta gặp phải, đòi hỏi con người phải có nghị lực, ý chí mới có thể vượt qua được.

– Bàn luận ý nghĩa của vấn đề:

+ Cuộc sống của con người luôn chứa đựng vô vàn khó khăn, thử thách.

+ Khi vượt qua những khó khăn thử thách, chúng ta sẽ trưởng thành, chín chắn hơn và đến được với thành công.

+ Vượt qua khó khăn con người sẽ rèn luyện được ý chí, nghị lực và bản lĩnh vững vàng.

– Cách ứng xử cần có của thế hệ trẻ

+ Bình tĩnh đón nhận và dũng cảm đương đầu vượt qua những khó khăn thử thách để trưởng thành, rèn luyện nghị lực, bản lĩnh sống.

+ Không lo sợ, e ngại, buông xuôi trước những chông gai, gian nan, thử thách.

Về hình thức

Đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt mạch lạc.

0,25 đ

1,0 đ

0,25 đ

0,25 đ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.