Đề thi học kì I môn Văn lớp 9 của quận Hoàn Kiếm – Năm học 2018-2019

Đề thi học kì I môn Văn lớp 9 của quận Hoàn Kiếm – Năm học 2018-2019

NovaTeen giới thiệu đề thi học kì I môn Văn của quận Hoàn Kiếm – năm học 2018 – 2019

Đề thi học kì I môn Văn lớp 9

Phần I (5,0 điểm)

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật được mở đầu bằng một đoạn thơ rất độc đáo:

                                  Không có kính không phải vì xe không có kính
                                 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
                                Ung dung buồng lái ta ngồi
                                Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng…”
                                                      (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)

Tiểu đội xe không kinh trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước
Tiểu đội xe không kính trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước được sử dụng trong Đề thi học kỳ I Ngữ Văn lớp 9 – Quận Hoàng Kiếm

1. Em hãy cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

2. Nhan đề bài thơ có gì khác lạ và có ý nghĩa như thế nào?

3. Xác định biệp pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng?

4.Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của thế hệ trẻ ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm>>> Làm thế nào để đạt điểm cao môn Văn lớp 9 trong các kỳ thi?

Phần II (5,0 điểm)

Cho đoạn trích sau:

“Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nói vội vã:

– Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.”
                                                       (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam )

1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác?

2. Nhân vật bác lái xe cho rằng người mình sắp giới thiệu là “một trong những người cô độc nhất thế gian”. Em có đồng tình với nhận xét đó không? Vì sao?

3. Trong khi được trò chuyện với “một trong những người cô độc nhất thế gian ,”, họa sĩ thầm nghĩ : “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa. Sa Pa , nơi mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo lắng cho đất nước”.

Coi câu văn được in nghiêng là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 12 câu thành một đoạn văn trình bày theo cách tổng – phân – hợp , trong đó có sử dụng câu phủ định và một câu ghép (gạch chân, chú thích rõ).

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I CỦA QUẬN HOÀN KIẾM – NĂM HỌC 2018- 2019

Phần I

Câu 1

Bài thơ được sáng tác năm 1969, thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Khi đó, nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đang là một người lính chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn. 

Câu 2

– Điểm khác biệt: Nhan đề bài thơ khá dài, thêm chữ “bài thơ”tưởng như không cần thiết.

– Ý nghĩa:

+ Làm nổi bật hình ảnh của toàn bài : những chiếc xe không kính

+Cho thấy rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không chỉ viết về hiện thực chiến tranh mà chủ yếu muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy , chất thơ của tuổi trẻ, chất thơ trong tâm hồn người lính.

+ Góp phần làm sáng rõ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Câu 3.

– Điệp ngữ “không” được lặp lại ba lần trong câu thơ đầu tiên.

Tác dụng: Nhấn mạnh hiện thực thiếu thốn, gian khổ của điều kiện, phương tiện chiến đấu; nhấn mạnh nét ngang tàng, hồn nhiên qua giọng điệu tinh nghịch của người lính trẻ.

– Điệp ngữ “bom” lặp lại hai lần trong câu thơ thứ hai.

Tác dụng: Nhấn mạnh hiện thực khốc liệt của tuyến đường Trường Sơn cũng như những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

– Điệp ngữ “nhìn” lặp lại ba lần trong câu thơ thứ tư.

Tác dụng: Nhấn mạnh tư thế hiên ngang, chủ động, ung dung, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn hiểm nguy của người lính lái xe.

– Các điệp ngữ góp phần tạo nhạc điệu cho lời thơ.

Câu 4.

– Giải thích : làm rõ cách hiểu về “thế hệ trẻ ngày nay”, “sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

– Phân tích:

+ Khẳng định được vai trò quan trọng, những đóng góp to lớn của thế hệ trẻ ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Chỉ rõ được lí do vì sao thế hệ trẻ ngày nay có vai trò quan trọng như vậy.

– Nêu biểu hiện:

+ Nêu bật được vai trò của thế hệ trẻ ngày nay trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

+ Làm rõ được vai trò của thế hệ trẻ ngày nay tron sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong tình hình thế giới đang diễn ra phức tạp.

– Bàn luận, mở rộng vấn đề.

+ Với vai trò, sứ mệnh như vậy, thế hệ trẻ cần làm gì?

+Phê phán những biểu hiện sống thiếu trách nhiệm.

+ Liên hệ bản thân.

Phần II.

Câu 1.

Đoạn trích trên thuộc văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long.

Câu 2.

Lời nhận xét của bác lái xe về anh thanh niên “ một trong những người cô độc nhất thế gian” chỉ gợi sự tò mò cho người đọc chứ không phải là lời nhận xét đúng về anh bởi: cô độc là sống một mình, tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh núi cao nhưng anh vẫn có sợi dây liên hệ với cuộc sống: anh nhờ bác lái xe mua sách, anh chặn xe khách để được gặp gỡ, trò chuyện với mọi ngươi, anh biết trồng hoa, nuôi gà, đọc sách,… để làm vui cho cuộc sống của mình.

Vẻ đẹp thuần khiết của Sa pa
Vẻ đẹp thuần khiết của Sa pa

Câu 3. 

Đoạn văn cần làm nổi bật ý cơ bản sau:

– Anh thanh niên:

+ Hoàn cảnh sống: cô đơn, vắng vẻ. Công việc gian khổ, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao.

+ Có tinh thần trách nhiệm với công việc ( nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng thức dậy ra ngoài trời làm công việc quy định).

+ Có lí tưởng sống cao đẹp, có những quan niệm rất sâu sắc về cuộc sống” “Mình sinh ra làm gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà làm việc?”

+ Rất yêu nghề và có suy nghĩ đúng đắn về công việc: coi công việc là một người bạn, hạnh phúc khi biết mình đã góp phần vào chiến thắng của quân ta trong việc hạ được nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng….

– Ông kĩ sư vườn rau: Hàng ngày ngồi trong vườn quan sát cách lấy phấn hoa của ong rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn, để su hào trên toàn miền Bắc to hơn và ngọt hơn trước.

– Anh cán bộ nghiên cứu sét: Mười một năm không một ngày xa cơ quan, quên cả việc lập gia đình riêng, luôn trong tư thế túc trực chờ sét để lập bản đồ tìm tài nguyên cho đất nước.

– Họ tạo thành thế giới những con người miệt mài lao động, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *