NovaTeen giới thiệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn lớp 9 Trường THCS Hai Bà Trưng và cách giải đề thi này.
Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn lớp 9
Phần I: (6,0 điểm)
Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự chuyển biến đấy đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”.
Câu 1:
Chép chính xác khổ thơ thứ hai của bài thơ “Sang thu”? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản.
Câu 2:
Hãy xác định cặp từ trái nghĩa trong khổ thơ em vừa chép. Chúng có ý nghĩa thế nào trong việc thể hiện nội dung ý thơ?
Câu 3:
Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 – 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép. (Trong đoạn có sử dụng hợp lý một câu ghép và một phép thế, gạch chân và chú thích rõ câu ghép, các từ ngữ thực hiện phép thế.)
Câu 4:
Cả bài thơ “Sang thu” chỉ có một dấu chấm ở kết bài. Hãy viết tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có đặc điểm trên. Ghi rõ tên tác giả?
Phần II: (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
… “Bỗng một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em và một giọng ôm đồm hỏi em: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi?”.
Xi – mông quay lại. Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu…”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?
Câu 2: Hãy tìm và chép lại chính xác phần lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích trên. Vì sao em chọn đó là lời dẫn trực tiếp?
Câu 3: Đoạn trích trên giúp em hiểu như thế nào về tính cách của nhân vật “bác công nhân”?
Câu 4: Từ câu chuyện trên về cậu bé Xi – mông, kết hợp những hiểu biết xã hội. Em hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.
Hướng dẫn đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn lớp 9
Phần I:
Câu 1:
– Học sinh chép chính xác khổ thơ thứ 2 của bài “Sang thu”
– Bài thơ “Sang thu” được sáng tác vào năm 1977 – 2 năm sau chiến tranh kết thúc.
Câu 2:
– Cặp từ trái nghĩa trong khổ hai: dềnh dàng – vội vã
– Hai cặp từ trái nghĩa đã làm nổi bật hai động thái trái ngược của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
Câu 3:
Qua đoạn thơ trên, Hữu Thỉnh đã khắc họa sự chuyển biến tạo vật từ hạ sang thu trong không gian cao và rộng thật sinh động. Những chuyển biến ấy được tác giả nhận ra qua những tín hiệu, hình ảnh “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình sang thu”. Để khắc họa dáng vẻ sinh động, êm đềm chảy trôi của dòng sông, ông đã dành biện pháp nhân hóa với từ láy “dềnh dàng”.

Trái ngược với nó, những chú chim lại “vội vã” bay về phương Nam tránh rét. Các phép nhân hóa “dềnh dàng”, “vội vã” đã tạo ra sự đối lập trong khoảnh khắc giao mùa tạo vật khiến bức tranh thiên nhiên càng trở nên sinh động, có hồn hơn. Qua các phó từ “được lúc, bắt đầu” ta thấy thu vừa mới chớm rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như đất trời đang rung mình thay áo mới. Bên cạnh đó, hình ảnh “đám mây mùa hạ/ vắt nửa nửa mình sang thu” cũng là hình ảnh độc đáo.
Động từ “vắt” được nhà thơ sử dụng tinh tế, nó vừa diễn tả chính xác sự mềm mại, biến hình của đám mây, vừa ẩn chứa cái nhìn trong trẻo của nhà thơ. Đám mây như một dải lụa hay một chiếc khăn voan mềm mỏng của người con gái vắt qua một sợi dây vô hình lơ lửng giữa đất trời cao rộng, vừa nhẹ nhàng nhưng cũng rất duyên dáng.
Sự biến hình linh động khiến tạo vật từ cái vô hình – không nhìn thấy được sang cái hữu hình rõ nét, độc đáo, sinh động. Phải chăng tác giả đã gửi trọn tình yêu thiên nhiên qua việc quan sát tạo vật sang thu một cách kĩ càng, tinh tế? Qua đó, ta thấy được những chuyển mình của đất trời sang thu trong tâm trạng say sưa, giao hòa với thiên nhiên của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Câu 4:
Bài “Ánh trăng” – Nguyễn Duy
Hoàn cảnh sáng tác:
– 1978 – ba năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
– Viết tại thành phố Hồ Chí Minh – cuộc sống tiện nghi hiện đại, con người dễ quên những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ.
=> Bài thơ là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy trước cái điều vô tình dễ có ấy, nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ.
Phần II:
Câu 1:
– Đoạn trích trên trong tác phẩm “Bố của Xi – mông ” – G. đơ Mô-pa-xăng
Câu 2:
– Lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích: “Có điều gì làm cháu buồn phiền thế, cháu ơi”. Vì đây là lời nói của nhân vật Phi-lip.
Câu 3:
– Đoạn trích trên cho thấy bác công nhân là một nhân vật tốt bụng, quan tâm đến người khác.
Câu 4:
Sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.
Tình yêu thương là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Nó là ngọn lửa sửa ấm mọi người, giúp con người xích lại gần nhau hơn. Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương là sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người với nhau. Đồng cảm là đặt mình vào vị trí của người khác để cảm thông, thấu hiểu với những khó khăn họ đang gặp phải. Sẻ chia là trao gửi những vui buồn trong cuộc sống. Là san sẻ với nhau về cả mặt vật chất lẫn tinh thần mà không hề tính toán hơn thua. Đồng cảm và sẻ chia giống như mệnh đề tương đương trong toán học. Có đồng cảm sẽ có sẻ chia và ngược lại có sẻ chia sẽ có đồng cảm.
Thật vậy, trong cuộc sống đã nhiều lần ta gặp phải những hoàn cảnh bất hạnh đau thương. Thấy một bà cụ già gần 90 tuổi vẫn phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh hàng ngày với những bó rau, con cá ta thấy cảm thông, thương xót, lo lắng cho sức khỏe của cụ. Từ sự đồng cảm đó ta sẽ cố gắng giúp đỡ, san sẻ phần nào khó khăn của cụ bằng cách mua hàng cho cụ.
Hay chúng ta cảm thấy đau xót vô cùng trước cảnh những người dân mất trắng nhà cửa, ruộng vườn vì bão lũ. Chẳng làm được gì nhiều ta chỉ biết góp một phần nhỏ bé bằng những hành động thiết thực như quyên góp quần áo, sách vở. Một khoản tiền nho nhỏ để kịp thời động viên đồng bào mình trong lúc khó khăn…
Đó đều là những biểu hiện cụ thể của sự cảm thông, chia sẻ giữa con người với con người trong cuộc sống. Của đạo lý truyền thống cao đẹp “ Thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam. Vậy tại sao trong cuộc sống chúng ta lại phải cảm thông, san sẻ với nhau? Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác. Cũng là lúc mình nhận được niềm vui. Ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết “học cách đồng cảm và sẻ chia”, trái đất này sẽ thật là “thiên đường”.
Cuộc đời vốn dĩ là một chặng đường rất dài. Chẳng ai tự tin nói rằng cuộc đời của mình bằng phẳng, trải đầy hoa hồng. Ai rồi cũng sẽ có lúc gặp trắc trở, chông gai, vấp ngã trong cuộc đời. Những lúc như thế sự đồng cảm sẻ chia của mọi người xung quanh. Giống như một chiếc phao cứu sinh vực ta dậy những lúc khó khăn. Trao đi rồi cũng sẽ có lúc nhận lại,