Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học 2019-2020

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ về chương tình giáo dục phổ thông sẽ bắt đầu áp dụng từ năm học 2019-2020

Chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến sẽ được Bộ GD&ĐT áp dụng từ năm học 2019-2020. Trong năm học tới sẽ thay đổi chương trình giáo dục phổ thông của lớp 1. 

Những thay đổi cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông.

Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết dự kiến sẽ bắt đầu áp dụng trong năm học 2019 – 2020. Việc thay đổi chương trình giáo dục này sẽ bắt đầu từ lớp 1. Năm tiếp theo đó sẽ là lớp 2 và lớp 6. Năm 2021-2022 thay  đổi lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Năm học 2022 – 2023 thay đổi lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Năm 2023 – 2024 thay đổi lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Giáo sư Thuyết cho biết thêm: nhiều thay đổi đã được thực hiện nhằm chuyển nền giáo dục nặng về trang bị tri thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của người học.

GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên Chương trình cho biết: “Việt Nam đã tiến hành tới 3 cuộc cải cách và 1 lần đổi mới giáo dục, nhưng cả 3 lần cải cách đó đều chưa thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mà chỉ đổi mới sách giáo khoa. Đến lần này là lần thay đổi, xây dựng chương trình một cách bài bản nhất”.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ về chương trình giáo dục phổ thông sẽ bắt đầu áp dụng từ năm học 2019-2020
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ về chương trình giáo dục phổ thông sẽ bắt đầu áp dụng từ năm học 2019-2020

Thay đổi phương pháp cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình giáo dục phổ thông mới có 3 điểm thay đổi cơ bản. Đó là phương pháp xây dựng chương trình, cách phát triển, hình thành các năng lực cốt lõi cho học sinh. Phân biệt rõ ràng giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Chương trình giáo dục phổ thông mới này sẽ tập trung phát triển 5 phẩm chất của học sinh. Bao gồm “Yêu nước – Nhân ái – Chăm chỉ – Trung thực – Trách nhiệm”. Song song đó là phát huy năng lực cốt lõi cho học sinh bao gồm: năng lực chung và năng lực đặc biệt.

Phát huy năng lực chung cho học sinh đó chính là năng lực tự chủ và tự học. Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc biệt thông qua nhiều phương pháp giáo dục khác nhau như dạy học phân hóa, dạy học tích hợp, dạy học thông qua hoạt động.

Theo GS Thuyết dạy học tích hợp giúp các em có tư duy tổng thể. Thông qua hoạt động thực tế giúp các em được thực hành. Thông qua hoạt động mà rèn luyện, phát triển năng lực cá nhân. Còn dạy học phân hóa giúp phát triển khả năng của từng học sinh. Và mục tiêu chủ đạo của chương trình giáo dục phổ thông mới là giúp các học sinh sau khi học, tốt nghiệp thì có thể làm việc được, thay vì chỉ học để biết như trước đây.

Sự khác biệt so với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành

Tại buổi chia sẻ về chương trình giáo dục phổ thông mới vừa qua. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng đã cho biết 4 sự khác biệt so với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Các môn phải học và môn học tự chọn.

  • Đối với cấp học Tiểu học: học sinh sẽ phải bắt buộc học các môn chính như Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.  Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2 (đối với lớp 1 và 2) là môn  tự lựa chọn.
  • Ở bậc THCS: học sinh học các môn bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Môn học tự chọn sẽ là Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
  • Môn học bắt buộc ở cấp THP: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Học sinh có thể lựa chọn các môn yêu thích để  theo học theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Các môn học tự chọn sẽ là Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Tính phân hóa sâu

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có tính phân hóa. Bắt đầu ngay từ cấp tiểu học và phân hóa sâu ở bậc THPT. Điều này giúp cho học sinh sẽ định hướng ngành nghề sau này theo năng lực sở thích ngay bé và rõ ràng khi lên phổ thông. Học sinh không phải học tất cả các môn nữa mà tập trung vào một số môn theo nguyện vọng và nghề nghiệp của mình.

Các môn học tích hợp

Môn học tích hợp sẽ giảm dần theo cấp học. Bậc Tiểu học sẽ học tích hợp nhiều môn hơn. Sau đó đến THCS. Nếu ở cấp Tiểu học và THCS mà tách ngay các môn sẽ dẫn đến tình trạng các em học quá sâu về môn đó. Điều này gây quá tải lại vừa quá sức khi học sinh tổng hợp kiến thức để vận dụng trong cuộc sống. Bậc THPT sẽ hạn chế các môn học tích hợp. Nếu có thì chỉ là sự liên hệ.

Tăng cường tính thiết thực, tính thực hành

Từ trước đến nay, phương châm: học đi đôi với hành luôn ra rả ở ngày khai giảng. Nhưng thực tế giảng dạy lại khác xa. Các cấp học phổ thông chủ yếu vẫn là giảng dạy lý thuyết là chính. Số lượng các buổi thực hành rất ít chứ chưa nói liên hệ áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Có nhiều môn học sinh học xong không biết làm gì?

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chọn những nội dung thực sự cần thiết cho con người. Ngoài ra bắt buộc các môn học phải tăng tính thực hành lên. Học thông qua thực hành để trải nghiệm chứ không thuần túy qua sự truyền giảng lý thuyết suông của các thầy cô.

chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều tiết thực hành hơn
chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều tiết thực hành hơn

Khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh

Hiện nay cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra rất sôi động. Chính vì lẽ đó, đào tạo giảng dạy cũng cần phải có sự thay đổi cho phù hợp xu thế. Trước đây, thầy cô giáo đơn thuần là người cung cấp thông tin. Nhưng ngày nay, ngoài cung cấp thông tin thầy cô giáo phải là người hướng dẫn. Là người bổ sung thông tin cũng như hướng các em vận dụng thông tin đó như thế nào. Nếu chỉ đơn thuần cung cấp thông tin như phương pháp giảng dạy cũ sẽ làm cho học sinh nhàm chán. Bởi lý do rất đơn giản các em lên google tìm kiếm là hàng nghìn thông tin sẽ hiện ra.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng cho biết: Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ không tuyệt đối hóa bất kì phương pháp nào. Cũng như cấm giáo viên không được giảng. Mà chỉ nhấn mạnh vào nhiệm vụ chủ chốt là tổ chức hoạt động cho học sinh.

Novateen –  tổ hợp giáo dục đi đầu trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Nắm bắt xu hướng giáo dục hiện đại, trong thời gian qua, tổ chức giáo dục Novateen và Novaedu đã có nhiều thay đổi về phương pháp giáo dục. Novaedu tập trung vào trang bị những kỹ năng cần thiết cho sinh viên và người đi làm. Đi sâu và khơi gợi giá trị cốt lõi của mỗi con người. Từ đó tìm ra những năng lực thực thụ mỗi các nhân. Giúp cho các nhân đó phát huy thế mạnh, sở thích của mình để sớm thành công trong cuộc sống.

Novateen tăng cường áp dụng thực hành và thực tế cho học sinh
Novateen tăng cường áp dụng thực hành và thực tế cho học sinh

Novateen tập trung vào bồi dưỡng, nâng cao kiến thức văn hóa cho học sinh là chính. Novateen đang là tổ chức giáo dục uy tín chất lượng, đi đầu trong lĩnh vực đào tạo, luyện thi vào cấp 3 cho học sinh. Với hệ thống cơ sở vật chất lớp học hiện đại cùng phương pháp giảng dạy tích hợp tiên tiến. Ngoài phương châm: Học đi đôi với hành. Tại Novateen, học còn là để nắm bắt được và áp dụng vào thực tế đời sống.

Ngoài ra, với đội ngũ và giảng viên chuyên sâu về kỹ năng mềm sẽ giúp cho học sinh phát triển toàn diện. Không chỉ về kiến thức văn hóa mà về cả kỹ năng mềm phục vụ cho cuộc sống hiện tại và sau này.

Vào đây để đăng học thử miễn phí cho con tại Novateen. Số điện thoại tư vấn miễn phí: 098.442.3335.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *