Áp lực ôn thi vào lớp 10 đang là vấn đề đáng báo động hiện nay. Nhiều trường hợp học sinh bị stress quá mức dẫn tới trầm cảm. Phụ huynh vô cùng lo lắng.
Học sinh trầm cảm, tự tử sau mỗi kỳ thi đã không còn là vấn đề quá xa lạ ở Việt Nam. Nhiều em học sinh do chịu áp lực của thi cử quá lớn, tinh thần sa sút, dẫn tới mắc bệnh trầm cảm. Cho đến khi cha mẹ phát hiện ra thì việc học tập của các em đã bị ảnh hưởng quá lớn. Áp lực ôn thi vào lớp 10 cũng đã trở thành một nỗi ám ảnh tâm lý. Sau nhiều năm, ám ảnh đó vẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các em.
Để giảm thiểu những căng thẳng mệt mỏi trong việc ôn thi vào 10. Những chuyên gia rồi đến truyền thông đã liên tục kêu gọi gia đình, nhà trường hạn chế tạo áp lực cho học sinh. Thế nhưng, kỳ thi vào lớp 10 tại nhiều địa phương vẫn không được hủy bỏ. Cuộc chạy đua vào lớp 10 vẫn hết sức căng thẳng. Ở những thành phố lớn, kỳ thi này vẫn luôn “hot” hơn thi THPT quốc gia.
Nguyên nhân cụ thể nào khiến những áp lực ôn thi vào lớp 10 đẩy các em học sinh rơi vào trầm cảm? Novateen sẽ cùng các phụ huynh mổ sẻ vấn đề này.
Xem thêm >>> Bí quyết ôn thi vào lớp 10

Gia đình, nhà trường đang tạo áp lực ôn thi vào lớp 10 quá lớn
Kỳ vọng quá nhiều vào con cái. Không nắm bắt được sức học thực sự của con mình. Thường xuyên so sánh con mình với con nhà người ta. Bắt ép con thi vào những trường con không thích. Đặt mục tiêu cho con quá cao, phải vào hàng top. Đó là những điều các bậc cha mẹ thường làm khiến con thêm cảm thấy áp lực trong việc ôn thi vào lớp 10. Dẫu biết ai cũng mong con mình học giỏi nhất, thi tốt nhất, làm bố mẹ hãnh diện. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần nhìn vào tình hình cụ thể của con mình để có những định hướng đúng đắn hơn.
Không chỉ gia đình, nhà trường cũng là nơi tạo ra áp lực quá lớn cho học sinh. Từ xếp hạng học lực trường lớp. Cho tới tỷ lệ thi đỗ vào trường cấp 3 top một top hai. Nhiều thầy cô giáo có phương pháp giảng dạy chưa tốt, lại luôn đe dọa học sinh sẽ thi trượt. Điều đó vô hình chung tạo thành những nỗi sợ hãi ám ảnh với học sinh. Dần dà, các em sẽ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức ngay từ việc hoàn thành chương trình học THCS. Còn kỳ thi vào lớp 10, nếu có thể thì chẳng em học sinh nào muốn phải thi cả.
Xem thêm >>> Học thế nào trước kỳ thi vào cấp 3
Truyền thông, xã hội khiến kỳ thi vào 10 trở nên nặng nề hơn
Trước những sức ép từ gia đình và nhà trường. Truyền thông và xã hội cũng không nằm ngoài cuộc tạo thêm áp lực ôn thi vào lớp 10 cho học sinh. Những diễn biến nhỏ trong quy chế thi cũng được báo chí đưa tin rầm rộ, gây hoang mang lo lắng. Để rồi cả xã hội đều vào cuộc bàn tán xôn xao.
Quan tâm đến kỳ thi vào lớp 10 của các em học sinh là đúng đắn. Nhưng quan tâm làm sao để các em cảm thấy được khích lệ chứ không phải bị áp lực là một nghệ thuật. Qua hàng chục năm, chúng ta vẫn giữ lối sống ưa bàn tán những việc không phải của mình. Vừa ảnh hưởng đến người khác lại còn làm cho mọi thứ hỗn loạn lên.

Trong khi các em học sinh còn nhỏ tuổi, khả năng chọn lọc thông tin còn kèm. Khả năng đứng vững trước những làn sóng dư luận cũng còn nhiều hạn chế. Facebook, mạng xã hội lại phát triển quá nhanh. Các em cần có một môi trường ít hỗn loạn hơn để an tâm ôn thi vào lớp 10.
Phương pháp học sai, học sinh mệt mỏi
Nói gần nói xa, cũng phải nói qua đến việc học sinh trầm cảm xuất phát từ chính bản thân mình. Dù rằng thầy cô, gia sư hay trung tâm luyện thi có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phương pháp học. Tuy nhiên, các em cũng đã đủ lớn để có thể chủ động trong việc học tập của mình. Dù rằng việc tìm thấy một phương pháp học phù hợp cũng dựa vào nhiều yếu tố. Và theo đuổi một phương pháp học nào đó cũng cần cố gắng và kiên trì.
Nói như vậy, không phải việc học sai phương pháp hoàn toàn do lỗi của học sinh. Nếu như gia đình, thầy cô đủ quan tâm đến các em. Nếu như hiện trạng học tập của các em được thấu hiểu và chia sẻ đúng lúc. Thì gia đình, thầy cô vẫn có thể vào cuộc cùng các em để tìm ra phương pháp học tốt nhất. Vừa giúp các em đạt được hiệu quả trong việc học, lại kích thích tinh thần nỗ lực.
Việc kết hợp giữa học văn hóa đan xen với việc vui chơi. Hay là phương pháp dạy đổi mới, vừa tạo sự thú vị, vừa đảm bảo nắm chắc kiến thức – là một vấn đề khó. Mỗi học sinh, thầy cô, gia sư cần xây dựng một chiến lược học tập bài bản. Để giảm bớt áp lực ôn thi vào lớp 10.
Thiếu định hướng, thiếu sự đồng hành của cha mẹ
Hơn ai hết, cha mẹ chính là những người gần gũi con cái nhất trong cuộc đua thi vào lớp 10. Tuy nhiên, nhiều em học sinh cho biết, các em quá mệt mỏi và bế tắc vì áp lực ôn thi vào lớp 10. Thế nhưng lại không nhận được sự quan tâm chia sẻ từ cha mẹ. Để rồi một mình chịu đựng những khó khăn, mệt mỏi, stress kéo dài. Lâu ngày các em cảm thấy việc học như một cực hình và mong muốn được giải thoát.
Nhưng cha mẹ đâu có hiểu. Họ còn đang mải lo kiếm tiền để mang lại cuộc sống vật chất tốt đẹp nhất cho con, để con bằng bạn bằng bè, yên tâm học hành. Rồi thì, ở thời cha mẹ, đâu có ai định hướng hay đồng hành gì đâu. Họ vẫn thi đỗ, vẫn sinh ra và nuôi nấng được con như ngày hôm nay.

Tư duy khác biệt và khoảng cách thế hệ tạo nên những mệt mỏi không đáng có cho các em. Lâu ngày, những khó khăn mà các em gặp phải không được bố mẹ thấu hiểu. Sự lạc lõng, trơ trọi và cô độc của việc ôn thi khiến các em dễ dàng bị rơi vào trầm cảm. Trong khi việc chia sẻ cảm xúc tiêu cực với bạn bè nếu đi sai hướng dễ dẫn đến phản ứng xấu theo dây chuyền. Nếu trường hợp xấu xảy ra có thể ảnh hưởng đến tính mạng của các em.
Novateen: Học là giỏi – Thi là đỗ – Bố mẹ hết lo
Với mô hình đào tạo chuyên biệt, Novateen là nơi sẽ giảm bớt áp lực ôn thi vào lớp 10 cho học sinh. Phương pháp giảng dạy của Novateen được điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giúp các em được quan tâm sát sao trong quá trình học. Đồng thời, các em còn được học thêm những kỹ năng mềm cần thiết. Từ đó các em có thể tự quản lý cảm xúc tiêu cực của bản thân. Những áp lực ôn thi vào lớp 10 sẽ không còn quá nặng về với các em nữa.
Thêm vào đó, Novateen sẽ thường xuyên liên hệ với phụ huynh để cập nhật tình hình học tập của con em. Novateen cũng sẽ tư vấn cho phụ huynh cách làm bạn và đồng hành cùng con. Từ đó, các em sẽ có thêm một nơi tin cậy để chia sẻ những áp lực học tập. Khi các nguồn năng lượng xấu được giải phóng, stress hay trầm cảm sẽ ít cơ hội tìm đến với các em.
Liên hệ số điện thoại tư vấn trực tiếp: 098.442.3335.