Đề luyện tập tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải

Đề luyện tập tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải

“Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những sáng tác của nhà thơ Thanh Hải. Novateen sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt tác phẩm này thông qua một số đề ôn luyện

Đề ôn luyện số 1 (6 điểm)

Cho câu thơ: Mọc giữa dòng sông xanh

1, Hãy chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh  khổ thơ đầu…

2, Nêu rõ tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì tới chủ đề tác phẩm?

3, Hai câu thơ đầu của khổ thơ vừa chép, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có nhiều tác giả sử dụng nghệ thuật này, hãy chép lại câu thơ có nghệ thuật đó và nêu rõ tên tác giả.

4, Trong môt khổ thơ khác của bài thơ tác giả đã thể hiện niềm tự hào và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận T- P- H khoảng 12 câu triển khai câu chủ đề trên, trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và một câu cảm thán. Chú thích.

Hướng dẫn làm bài

  1. ( 0,5 điểm) Chép đúng thơ

2.( 1,25 điểm) – Tên tác giả : 0,25

– Hoàn cảnh sáng tác: 0,5

   – Ý nghĩa: (0,5)   Nằm trên giường bệnh trong những ngày mùa đông lạnh giá nhưng tác giả vẫn có những cảm nhận đẹp về mùa xuân thiên nhiên đất nước, vẫn có những ước nguyện cống hiến chân thành thiết tha. Từ đó thể hiện chủ đề cùa tác phẩm: tiếng lòng thiết tha yêu mến , gắn bó với cuộc đời, ước nguyện được cống hiến cho đất nước…

  1. (1,25 điểm)

– Biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ.

– Tác dụng:  + Diễn tả sức sống mãnh liệt của mùa xuân.

       + Thể hiện thái độ ngạc nhiên ngỡ ngàng của tác giả..

– Chép đúng câu thơ, tác giả ( 0,5 điểm):

+  “Ung dung buồng lái ta ngồi” (“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật)

+ “Thình lình đèn điện tắt” (Nguyễn Duy)

 4, Đoạn văn : 3 điểm

* .Hình thức: 1 điểm

– Đúng đoạn T-P-H đủ số câu

– Có khởi ngữ và câu cảm thán

*. Nội dung ( 2 điểm)

Làm rõ niềm tự hào và tin tưởng  vào tương lai của đất nước.

       + Tự hào về lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước…Khai thác được giá trị của nghệ thuật nhân hóa ( vất vả….)

       + Tin tưởng vào tương lai … Khai thác hình ảnh so sánh, phó từ  cứ, động từ đi lên

Đề ôn luyện số 2 (3 điểm)

 Hình ảnh mùa xuân đất nước hiện lên thật  đẹp trong những vần thơ của Thanh Hải:

Mùa xuân người cầm súng,

Lộc giắt đầy trên lưng.

Mùa xuân người ra đồng,

Lộc trải dài nương mạ.

Tất cả như hối hả,

Tất cả như xôn xao…   (Mùa xuân nho nhỏ)

Câu 1. Hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ.

Câu 2. Trong khổ thơ trên, từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” được không? Vì sao?

Câu 3. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời của Thanh Hải. Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

   Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12- 15 câu, trình bày ý kiến của em về quan niệm sống nói trên trong câu thơ của Tố Hữu.

Sơ đồ tư duy văn bản “Mùa xuân nho nhỏ”

Hướng dẫn làm bài

Câu 1. Nêu được mạch cảm xúc: 0.5 điểm

       Bài thơ bắt đầu bằng cảm xúc trực tiếp hồn nhiên trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Từ đó mở rộng thành hình ảnh mùa xuân đất nước vừa cụ thể, vừa khái quát. Từ cảm xúc, mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ. Bài thơ khép lại bằng sự trở về với cảm xúc thiết tha, tự hào qua điệu dân ca xứ Huế.

Câu 2.0.5 điểm

Từ “lao xao” không thể thay thế cho từ “xôn xao” vì tuy cả 2 từ đều là từ láy mô phỏng âm thanh nhưng từ “xôn xao” gợi tả được âm thanh và có cả âm vang của một tấm lòng, không chỉ tả cảnh mà còn tả tình trong cảnh. Nhịp điệu của hai câu thơ là nhịp điệu của mùa xuân, của con người ra trận, ra đồng và cũng là nhịp điệu náo nức, xôn xao sung sướng trong lòng của mọi người và của chính nhà thơ.

Câu 2. 2 điểm

* Hình thức: 0.5điểm   – Đủ số câu, đúng đoạn văn, diễn đạt trôi chảy

* Nội dung: 1.5 điểm    Tập trung vào các ý:

  1. Giải thích ý nghĩa

–  “Cho” là biết hi sinh, cống hiến, biết sống vì người khác. “Nhận” là hưởng thụ, đem phần về cho mình, sống chỉ biết có mình.

-> Ý nghĩa của câu nói: Sống không phải chỉ biết hưởng thụ, mà phải biết hi sinh, cống hiến, phải biết quan tâm đến mọi người. (Mối quan hệ giữa trách nhiệm và quyền lợi)

-> Quan niệm sống đẹp.

  1. Tại sao sống không phải chỉ biết hưởng thụ, mà phải biết hi sinh, cống hiến, phải biết quan tâm đến mọi người?

– Thành quả của mỗi người đạt được trong cuộc sống không phải tự dưng có được mà phải trải qua một quá trình. Ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân còn là sự hi sinh, giúp đỡ, cống hiến của bao người.

– Vì vậy, lối sống chỉ vì mình, chỉ biết hưởng thụ mà không biết hi sinh, cống hiến là một lối sống ích kỉ, không thể chấp nhận. Xét về mặt đạo lí: đó là sự vô ơn, bội nghĩa. Xét về qui luật phát triển xã hội: đó là lối sống lạc hậu, trì trệ, kìm hãm sự phát triển…

– Nêu một số biểu hiện tích cực, phê phán hành động đi ngược lại lối sống đó.

  1. Khẳng định – Bài học rút ra:

– Quan niệm sống của Tố Hữu là quan niệm sống đúng đắn ở mọi thời đại.

– Hơn ai hết, thanh niên cần phải xác định rõ trách nhiệm, tình thương của mình.

– Cần phải biết kết hợp hài hoà giữa quyền lợi và trách nhiệm, giữa “cho” và “nhận”; nhận thức rõ ý nghĩa cao quý khi mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác; cho cộng đồng, đất nước.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.